Những thách thức đối với ‘đốt lò’ năm 2019 - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Những thách thức đối với ‘đốt lò’ năm 2019


‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng sẽ bước vào năm 2019 với những thách thức vừa khách quan vừa chủ quan, nhưng thách thức nào cũng đáng kể, dành cho công cuộc ‘đốt lò’ của ông ta.

Những thách thức đối với ‘đốt lò’ năm 2019
Cho đến nay, thành tích được xem là ‘chống tham nhũng’ của ông Trọng vẫn còn hết sức khiêm tốn.

Thành tích “diệt hổ” đáng kể nhất của Nguyễn Phú Trọng đến giờ phút này mới chỉ là ông Đinh La Thăng - một ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bí Thư Thành Ủy TP.HCM - trường hợp có thể được xem là tương đương với Bạc Hy Lai ở Trung Quốc.

Còn thành tích “diệt ruồi” của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến cuối năm 2017 vẫn ấn tượng đến mức các cơ quan tư pháp Việt Nam “chỉ phát hiện năm trường hợp kê khai không trung thực trong số hơn 1 triệu công chức kê khai tài sản.” Và đến cuối năm 2018, chỉ lẻ tẻ một số quan chức bậc trung và thấp ở địa phương bị xử lý không thật nghiêm khắc, trong khi vẫn phổ biến không khí “trên nóng dưới lạnh” ở rất nhiều tỉnh thành.

Cũng khác hẳn với chiến dịch “Săn cáo” được Trung Quốc tổ chức khá hiệu quả mà đã lôi về hàng trăm quan chức tham nhũng lẩn trốn ở nhiều quốc gia trên thế giới, chính trường Việt Nam vẫn còn nguyên thời kỳ ồ ạt quan chức “ra đi tìm đường cứu nước,” mang theo một khối tài sản và ngoại tệ khổng lồ mà gần như không bị đảng và các cơ quan thừa hành pháp luật chế tài.

Những cái tên Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy… chỉ là phần chóp nổi của một tảng băng còn phần lớn thể tích chìm sâu trong rác rến cặn bã nhân loại. Còn vô số quan chức, với không hiếm trong số đó được ông Nguyễn Phú Trọng nhẵn mặt, đang bị người đời xem là “nền chính trị quái vật nhiều đầu hiếp dâm nền kinh tế dân sinh chỉ còn một cái đầu để thở.”

Thiếu hẳn yếu tố bất ngờ và ra đòn mạnh mẽ của Tập Cận Bình trong chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’, Nguyễn Phú Trọng đã để lộ ‘bài’ quá nhiều kể từ khi khởi sự ‘đốt lò’, đủ khiến giới quan tham thời hậu Dũng’ và ‘hậu Quang’ có thể liên kết với nhau, dù chưa đủ rộng và sâu, nhằm phản ứng lại những chủ trương, kế hoạch ‘chống tham nhũng’. Mới đầu chỉ là than thở ‘ông Trọng làm căng quá’, sau đó đến ‘tụ tập đông người’, và đến khi xuất hiện ‘đầu lãnh’ thì có lẽ đã có hẳn một kế hoạch ‘chống Trọng’.

Chưa kể một yếu điểm rất lớn của ông Trọng đã bật ra lồ lộ suốt từ khi bắt đầu ‘chống tham nhũng’ đến nay: trong khi ‘đốt lò’ quá chăm chăm vào việc thanh trừng những đối thủ chính trị cũ và mới, thì nhiều quan chức vừa tham nhũng vừa điều hành yếu kém nhưng được cho là người của ‘phe Trọng’ vẫn ung dung tồn tại và đi rao giảng ‘đạo đức xã hội chủ nghĩa’: cho tới giờ này vẫn còn sờ sờ ra đó những Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng y tế liên đới trách nhiệm vụ nhập thuốc ung thư giả; Võ Kim Cự, cựu bí thư Hà Tĩnh bị xem là tội đồ tiếp tay cho thảm họa môi trường Formosa; Trần Hồng Hà, Bộ trưởng tài nguyên môi trường liên đới trách nhiệm vụ thảm họa xả thải của Formosa; Trịnh Văn Chiến - Bí thư Thanh Hóa bị quá nhiều dư luận về tài sản, làm ăn riêng và bồ bịch; một bộ trưởng giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ với thành tích điều hành dưới cả mức tệ hại nhưng vẫn không bị cách chức, cùng hàng lô hàng lốc quan chức đầu tỉnh thành bị dư luận xem là “cánh hẩu” với những quan chức cận thần ở các ban đảng của Nguyễn Phú Trọng.

Hoặc Trương Minh Tuấn - quan chức phải miễn cưỡng rời khỏi cái ghế bộ trưởng thông tin và truyền thông béo bở - được ông Trọng gấp rút và đặc cách chỉ định ngồi vào ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương khi âm mưu ăn cắp tiền gần 9 ngàn tỷ đồng từ phi vụ ‘MobiFone mua AVG’ còn chưa hoàn tất cái bi kịch lịch sử của nó.

Đó là nguồn cơn vì sao mà sau hai năm rưỡi phát động cuộc chiến ‘chống tham nhũng’, Nguyễn Phú Trọng vẫn bị những cựu thần và tướng lĩnh lão thành - giới mà ông Trọng dành cho nhiều tình cảm về ý chủ nghĩa ý thức hệ cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ đảng và do đó thường tham khảo ý kiến - chỉ trích nặng nề vì đã không xử nghiêm Trương Minh Tuấn và những quan chức khác thuộc ‘phe đảng’ để cân xứng và công bằng với các vụ xử ‘phe Nguyễn Tấn Dũng’.

Cho tới nay, bất chấp chiến dịch tấn công “đốt lò” thậm chí đã được cả quốc tế biết đến, người ta vẫn tự hỏi liệu Nguyễn Phú Trọng sau nhiều hô hào và hứa hẹn nhưng có “chống tham nhũng công bằng,” hoặc phải “chống tham nhũng cả phe ta” như người dân mong mỏi và đòi hỏi hay sẽ không bao giờ? Hay ông Trọng chỉ “chống tham nhũng một bên” nhằm thanh trừng nhân sự và thu hồi một phần tài sản tham nhũng nhằm kéo được ngày nào hay ngày nấy chế độ độc đảng của ông ta?

Làn sóng chỉ trích ông Trọng, dù vẫn trong giai đoạn mang tính nội bộ mà chưa đi vào thời kỳ được công bố trên báo chí, đã và sẽ khiến ‘uy tín’ của Nguyễn Phú Trọng bị lao dốc không ít, chưa kể ước mơ tái hiện hình ảnh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với ‘Đổi Mới’ ba chục năm về trước và ‘lưu truyền sử xanh’ của ông Trọng trong tương lai rất có thể sẽ tan vỡ như bong bóng xà phòng trong khi lịch sử vẫn còn đang ngái ngủ.

Thường Sơn

(VNTB)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages