Ban tuyên giáo bắt đầu cho nhắc lại chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược. Những chiến công bấy lâu nay phủ bụi lại được mang ra.
Những diễn biến Mỹ-Trung gần đây cho thấy khả năng năm nay sẽ có va chạm Mỹ-Trung ở biển Đông từ việc bắn cháy vài chiến tàu chiến của nhau (khả năng cao) cho đến Mỹ dọn dẹp các đảo nhân tạo của Trung Quốc đã bồi đắp và vũ trang hoá (khả năng thấp) là điều có thật.
Ngày càng đông hải quân các nước đồng minh tập kết, tiến hành các hoạt động thách thức Trung Quốc, làm tăng nguy cơ va chạm mất kiểm soát trực tiếp giữa các lực lượng với nhau. Nguy cơ chiến tranh không chỉ đến từ mệnh lệnh được tính toán cẩn thận từ các cấp cao nhất, mà còn đến từ việc thiếu kềm chế của binh lính cấp thấp hai bên.
Sách lược Biển Đông, kềm chế Trung Quốc hiện đã trở thành một “quyết tâm chính trị” của toàn nước Mỹ từ nhân dân cho đến hai đảng cầm quyền. Chính quyền Trump dù có nhiều bất đồng với đảng Dân Chủ trong đối nội, nhưng hai bên đều nhất trí cao về chiến lược “đánh Trung Quốc” trong đối ngoại. Và dù Mỹ có tiền lệ là đa số các tổng thống thuộc đảng Dân Chủ dẫn quân đi chinh chiến, nhưng dường như Trump muốn phá vỡ tiền lệ này.
Không chỉ Mỹ có chiến lược dài hạn về Trung Quốc mà cả Anh cũng thế. Cách đây 4 năm khi vấn đề Brexit được đặt ra, tôi đã từng nói việc Brexit có thể làm Anh tổn thất về kinh tế, nhưng đó là bước đi chính trị cần thiết của họ để khôi phục lại vị trí bá chủ một thời của nước này. Con sư tử Anh đã bị cùn nhụt móng vuốt khi nhốt vào cái chuồng chung EU. Nó đã thoát ra để độc lập về chính trị và tự do về đường lối hơn. Tiếng gầm đầu tiên tái sinh của nó chính là việc chuẩn bị lập căn cứ quân sự ở khu vực Đông Nam Á.
Cuộc tập trận tấn công nước X và lời tuyên bố của Tập Cận Bình mới đây chỉ đạo quân đội Trung Quốc chuẩn bị tiến hành chiến tranh cần coi là một khả năng hiện thực. Năm 1979, khi đi thị sát tập trận biên giới giáp Việt Nam, Đặng Tiểu Bình từng nói “phải dạy cho Việt Nam một bài học”.
Chỉ đạo ngày hôm nay của Tập Cận Bình cũng tương tự, chỉ khác nhau về nội dung phát ngôn một chút mà thôi. Chuẩn bị cho chiến tranh là chuẩn bị ở đâu và với ai. TQ đang hô hào về Đài Loan nhưng đó chỉ là đòn tung hỏa mù mà thôi.
Nếu các cuộc uống trà giữa hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng trong quá khứ làm hai ông thấy ngon thì nay bắt đầu trở nên đắng. Những hoạt động bắt tay sâu với Mỹ, không ban hành Luật đặc khu dù tiền của Trung Quốc đã đổ nhiều vào các nơi này cùng với nhiều vấn đề khác đã làm thiên triều phát sinh suy nghĩ phải dạy tiếp cho đảng CSVN một bài học nữa. Quyết tâm “vừa giữ nước vừa giữ đảng” của tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang ngày càng trở nên khó khăn.
Nguy cơ với Trung Quốc là một phía, phía còn lại là mối nguy ở sườn phía Tây. Chính quyền Hunsen ngày càng trở nên khó lường với đảng CSVN. Từ một ngai vàng do Việt Nam tạo dựng lên, Hunsen mang lại lợi ích nhiều cho Trung Quốc về địa chính trị. Không còn đồng chí, không còn anh em, chỉ còn đồng minh và lợi ích. Một Việt Nam nhỏ bé với nhiều vấn đề bên trong có thể mang lại lại ích gì cho Hunsen nhiều hơn Trung Quốc ?
Việc đảng quyết cho Bộ Quốc Phòng Việt Nam 10 triệu USD để tài trợ cho trụ sở của Bộ Quốc Phòng Campuchia là điều cần thiết. Chúng ta cần đặt tai và mắt ở đó để lắng nghe và quan sát các tướng lĩnh của Hunsen. Nghe và nhìn là cần, nhưng đối sách làm sao trước các thông tin đưa về mới là điều quan trọng nhất.
Các nguy cơ ngoại xâm dĩ nhiên đáng lo ngại. Nhưng không nguy hiểm bằng các nguy cơ bên trong. Đảng CSTQ thích Việt Nam có một vị vua thân Trung Quốc. Nhưng đó là trong thời bình.
Trong thời chiến thì ”thân” là chưa đủ mà đảng CSTQ đòi hỏi cao hơn, đó là “theo”. Và đến nay thì đã rõ ràng là hoàng thượng Nguyễn Phú Trọng thân thì có mà theo thì không nên đảng CSTQ dĩ nhiên chưa thoả mãn. Vậy một khi có va chạm nổ súng diễn ra ở bên ngoài, thì cái đầu tiên mà đảng CSTQ muốn là đảng CSVN có một vị vua khác theo mình.
Nói điểm để nói diện. Cái mà Việt Nam cần lúc này là ổn định bên trong. Thế mà điểm nóng Thủ Thiêm đang ầu ơ ví dầu chưa xong gì cả thì ai đó lại quyết tâm mở ra vụ vườn rau Lộc Hưng. Kiên quyết làm lúc này để làm gì và có lợi cho ai ?
Quan hệ Việt-Trung lúc này gần tương tự 1979. Chỉ có cái khác biệt là nhân dân bây giờ hiểu mình, hiểu đảng và hiểu đất nước nhiều hơn.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có “quyền giữ đảng” nhưng phải thực thi ”trách nhiệm giữ nước” trên vai trò chủ tịch. Ông chỉ đạo đảng phải cảnh giác với bên ngoài nhưng cái quan trọng hơn là cảnh giác với cả bên trong.
Bên trong ở đây hàm nghĩa là bên trong đất nước và trong nội bộ đảng.
40 năm có để cho Lịch sử Việt - Trung lặp lại? |
Ngày càng đông hải quân các nước đồng minh tập kết, tiến hành các hoạt động thách thức Trung Quốc, làm tăng nguy cơ va chạm mất kiểm soát trực tiếp giữa các lực lượng với nhau. Nguy cơ chiến tranh không chỉ đến từ mệnh lệnh được tính toán cẩn thận từ các cấp cao nhất, mà còn đến từ việc thiếu kềm chế của binh lính cấp thấp hai bên.
Sách lược Biển Đông, kềm chế Trung Quốc hiện đã trở thành một “quyết tâm chính trị” của toàn nước Mỹ từ nhân dân cho đến hai đảng cầm quyền. Chính quyền Trump dù có nhiều bất đồng với đảng Dân Chủ trong đối nội, nhưng hai bên đều nhất trí cao về chiến lược “đánh Trung Quốc” trong đối ngoại. Và dù Mỹ có tiền lệ là đa số các tổng thống thuộc đảng Dân Chủ dẫn quân đi chinh chiến, nhưng dường như Trump muốn phá vỡ tiền lệ này.
Không chỉ Mỹ có chiến lược dài hạn về Trung Quốc mà cả Anh cũng thế. Cách đây 4 năm khi vấn đề Brexit được đặt ra, tôi đã từng nói việc Brexit có thể làm Anh tổn thất về kinh tế, nhưng đó là bước đi chính trị cần thiết của họ để khôi phục lại vị trí bá chủ một thời của nước này. Con sư tử Anh đã bị cùn nhụt móng vuốt khi nhốt vào cái chuồng chung EU. Nó đã thoát ra để độc lập về chính trị và tự do về đường lối hơn. Tiếng gầm đầu tiên tái sinh của nó chính là việc chuẩn bị lập căn cứ quân sự ở khu vực Đông Nam Á.
Cuộc tập trận tấn công nước X và lời tuyên bố của Tập Cận Bình mới đây chỉ đạo quân đội Trung Quốc chuẩn bị tiến hành chiến tranh cần coi là một khả năng hiện thực. Năm 1979, khi đi thị sát tập trận biên giới giáp Việt Nam, Đặng Tiểu Bình từng nói “phải dạy cho Việt Nam một bài học”.
Chỉ đạo ngày hôm nay của Tập Cận Bình cũng tương tự, chỉ khác nhau về nội dung phát ngôn một chút mà thôi. Chuẩn bị cho chiến tranh là chuẩn bị ở đâu và với ai. TQ đang hô hào về Đài Loan nhưng đó chỉ là đòn tung hỏa mù mà thôi.
Nếu các cuộc uống trà giữa hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng trong quá khứ làm hai ông thấy ngon thì nay bắt đầu trở nên đắng. Những hoạt động bắt tay sâu với Mỹ, không ban hành Luật đặc khu dù tiền của Trung Quốc đã đổ nhiều vào các nơi này cùng với nhiều vấn đề khác đã làm thiên triều phát sinh suy nghĩ phải dạy tiếp cho đảng CSVN một bài học nữa. Quyết tâm “vừa giữ nước vừa giữ đảng” của tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang ngày càng trở nên khó khăn.
Nguy cơ với Trung Quốc là một phía, phía còn lại là mối nguy ở sườn phía Tây. Chính quyền Hunsen ngày càng trở nên khó lường với đảng CSVN. Từ một ngai vàng do Việt Nam tạo dựng lên, Hunsen mang lại lợi ích nhiều cho Trung Quốc về địa chính trị. Không còn đồng chí, không còn anh em, chỉ còn đồng minh và lợi ích. Một Việt Nam nhỏ bé với nhiều vấn đề bên trong có thể mang lại lại ích gì cho Hunsen nhiều hơn Trung Quốc ?
Việc đảng quyết cho Bộ Quốc Phòng Việt Nam 10 triệu USD để tài trợ cho trụ sở của Bộ Quốc Phòng Campuchia là điều cần thiết. Chúng ta cần đặt tai và mắt ở đó để lắng nghe và quan sát các tướng lĩnh của Hunsen. Nghe và nhìn là cần, nhưng đối sách làm sao trước các thông tin đưa về mới là điều quan trọng nhất.
Các nguy cơ ngoại xâm dĩ nhiên đáng lo ngại. Nhưng không nguy hiểm bằng các nguy cơ bên trong. Đảng CSTQ thích Việt Nam có một vị vua thân Trung Quốc. Nhưng đó là trong thời bình.
Trong thời chiến thì ”thân” là chưa đủ mà đảng CSTQ đòi hỏi cao hơn, đó là “theo”. Và đến nay thì đã rõ ràng là hoàng thượng Nguyễn Phú Trọng thân thì có mà theo thì không nên đảng CSTQ dĩ nhiên chưa thoả mãn. Vậy một khi có va chạm nổ súng diễn ra ở bên ngoài, thì cái đầu tiên mà đảng CSTQ muốn là đảng CSVN có một vị vua khác theo mình.
Nói điểm để nói diện. Cái mà Việt Nam cần lúc này là ổn định bên trong. Thế mà điểm nóng Thủ Thiêm đang ầu ơ ví dầu chưa xong gì cả thì ai đó lại quyết tâm mở ra vụ vườn rau Lộc Hưng. Kiên quyết làm lúc này để làm gì và có lợi cho ai ?
Quan hệ Việt-Trung lúc này gần tương tự 1979. Chỉ có cái khác biệt là nhân dân bây giờ hiểu mình, hiểu đảng và hiểu đất nước nhiều hơn.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có “quyền giữ đảng” nhưng phải thực thi ”trách nhiệm giữ nước” trên vai trò chủ tịch. Ông chỉ đạo đảng phải cảnh giác với bên ngoài nhưng cái quan trọng hơn là cảnh giác với cả bên trong.
Bên trong ở đây hàm nghĩa là bên trong đất nước và trong nội bộ đảng.
Minh Hữu Quang
(FB Minh Hữu Quang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét