Việt Nam: Một Venezuela không có Mỹ - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Việt Nam: Một Venezuela không có Mỹ


Không cần biết họ là ai, miễn sao họ bảo vệ và trung thành với Đàng là xứng đáng được hưởng những ưu đãi mà chế độ này mang lại cho họ.

Juan Guaido, thủ lãnh phe đối lập, Chủ Tịch Quốc Hội Venezuela, nói chuyện với người biểu tình tại Caracas, 27 tháng Giêng.



Sáng ngày 23 tháng 1 năm 2019, cuộc tuần hành phản đối của dân chúng do phe đối lập tổ chức đã bắt đầu tại Avenida Francisco de Miranda, một đường phố lớn ở Caracas con số người tham gia lên tới hàng trăm ngàn người. Ở những nơi khác người dân Venezuela cũng tập trung bằng những nhóm nhỏ hơn. Mục đích của họ là ủng hộ ông Juan Guaidó, Chủ tịch Quốc hội, nay trở thành Tổng thống lâm thời của Venezuela trong khi chờ đời cuộc tuyển cử để người dân bầu cho một Tổng thống chính thức thay thế Tổng thống Nicolas Maduro người bị cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm 2018 và trực tiếp đưa đất nước Venezuela vào chỗ cùng quẫn.

Nhìn lại giai đoạn từ thời Tổng thống Hugo Chavez, người cổ vũ cho chủ nghĩa xã hội tại đất nước Venezuela cho tới đời của ông Maduro hiện nay, người Việt Nam có thể rút ra những nhận xét tương đồng và khác biệt khá thú vị giữa hai nước để từ đó có một cái nhìn trầm tĩnh hơn nhằm rút ra bài học cho đất nước của mình.

Có 4 tương đồng lớn, rất dễ nhận ra giữa hai nước đó là áp dụng Chủ nghĩa xã hội vào nền kinh tế, lệ thuộc quá sâu vào Trung Quốc, thiết lập một thể chế độc tài phản dân chủ, và đầu tư quá nhiều vào lực lượng vũ trang để bảo vệ chế độ.

Venezuela từng là một quốc gia giàu có bật nhất Nam Mỹ. Trữ lượng dầu đứng vào hàng nhất nhì thế giới và thu nhập bình quân đầu người là gần 20 ngàn USD/năm. Thế nhưng khi Tổng thống Hugo Chavez quyết định dẫn dắt đất nước theo con đường phát triển của Chủ nghĩa Xã hội thì đất nước này nhanh chóng rơi vào suy thoái. Hugo Chavez đã ban hành “Missión Bolivar” xử dụng ngân sách hơn 2 tỉ mỗi năm với mục đích cung cấp mọi dịch vụ xã hội cũng như trợ giúp về tài chánh cho thành phần dân chúng thấp kém nhất.

Đây là hành vi mua phiếu của người nghèo mà Thái Lan là nước có kinh nghiệm vể việc này nhiều hơn nước nào hết, khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra lấy từ ngân sách ra một số tiến rất lớn yễm trợ cho nông dân Thái trong những việc hết sức hài hước: Cho nông dân vay không cần thế chấp, trợ giúp giá lúa một cách tùy tiện và sau đó xóa nợ cho họ một cách đại trà. Những hành động này đã giúp cho Đảng Pue Thái mạnh lên nhưng vẫn không qua được sự chống đối của đại đa số người dân thành thị không được trợ giúp như nông dân để cuối cùng thì cả gia đình của người Thủ tướng có gốc Trung Hoa này phải chịu cảnh lưu vong.

Hugo Chavez còn hơn Thaksin một bậc khi quyết định quốc doanh hóa rất nhiều nhà máy sản xuất dầu bất kể nó là của tư nhân hay ngoại quốc sở hữu. Chavez đã đem tay chân thân tín của mình vào nắm các vị trí quan trọng trong những nhà máy lọc dầu bất kể thiểu năng về tri thức của họ trước một nền công nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết tường tận của các chuyên gia về dầu hỏa. Kết quả là bọn người này vơ vét tận tình tài nguyên quốc gia để tạo nên một giai cấp mới: “tư bản đỏ” trong lòng thủ đô Caracas. Cho tới khi dầu thô sụt giá tàn tệ và nguồn dầu dự trữ cạn kiệt thì Venezuela rơi tự do vào vùng trũng kinh tế, cả xã hội không biết sản xuất một món hàng tiêu dùng vì đã quen nhập khẩu từ nước ngoài. Người dân từ giàu có bỗng chốc trở thành ăn mày và tệ hơn nữa phải lục trong đống rác tìm chút gì để đỡ đói.

Việt Nam không hề thua kém Venezuela về khoản tham nhũng này, Dầu hỏa là nguồn thu đáng kể của Việt Nam lên tới 20% GDP nhưng do sống trong định hướng Chủ nghĩa Xã hội nên Việt Nam còn “đi trước” Venezuela về khoản nuôi dưỡng người thân tín trong guồng máy. Vụ án của Tập đoàn dầu khí Việt Nam gọi tắt là VPN là một mảng tối trong bức tranh Chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam đeo đuổi. Bốn người từng là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nối tiếp nhau, Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Quốc Khánh thay nhau bị khởi tố. Ngoài ra Trịnh Xuân Thanh Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), cũng bị ra tòa vì tham ô dính líu tới 7 lãnh đạo cao cấp. trong đó có 3 nguyên ủy viên trung ương và 2 thứ trưởng đương nhiệm.

Hiện nay theo chuyên gia PGS.TS Hoàng Văn Quý, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học - thiết kế dầu khí biển cho biết mỏ Bạch Hổ. là mỏ chính quan trọng nhất của Việt Nam gần như sắp cạn kiệt chỉ trong vòng vài ba năm nữa là hết sạch dầu. Nhưng may mắn cho Việt Nam tuy dầu thô là nguồn thu huyết mạch nhưng nếu hết dầu thì nó cũng không thể sụp đổ như Venezuela.



Với Venezuela thì khác, do không có nguồn thu nào khác ngoài tài nguyên dầu hỏa nên khi giá dầu xuống nước này trở thành con tin của Trung Quốc vì đã vay nợ từ một chủ nợ có bề dày thâm hiểm bậc nhất về đồng tiền bỏ ra phải lấy lại những gì phù hợp. Món nợ hơn 50 tỷ Mỹ kim trói Venezuela vào chiếc gông Trung Quốc không tài nào thoát ra nỗi. Cho dù giá dầu có lên thì số dầu bán ra cũng không đủ cho Trung Quốc siết nợ cả vốn lẫn lời.

Việt Nam cũng không khác gì Venezuela có điều ngoài sự lệ thuộc Trung Quốc về các khoản vay, sự lệ thuộc sâu đậm nhất là hệ quả của việc giống nhau về ý thức hệ. Việt Nam không dám buông Trung Quốc vì lo ngại không có ai bảo vệ chiếc ghế cho mình, tức là những lãnh đạo cao cấp nhất chế độ, vì vậy khi nào Trung Quốc còn hiện diện trên trướng quốc tế thì lúc ấy Việt Nam sẽ còn tiếp tục khép nép như từ xưa tới nay.

Sau khi Hugo Chavez mất đi do bệnh ung thư, Nicolas Maduro lên thay chức Tổng thống và tiếp tục chọn con đường Chủ nghĩa xã hội. Chavez đã gây dựng được một lực lượng thân hữu trong quân đội và chính quyền bằng chế độ bao cấp và Maduro chỉ theo đó mà phát lương cho người trung thành với mình. Cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 5 năm 2018 Maduro tiếp tục thắng cuộc nhưng đã bị quốc tế lên án gắt gao vì gian lận và vượt quyền kiểm soát của quốc hội, khiến cho Maduro bỏ thêm tiền vào thành phần ủng hộ ông nhiều hơn nữa. Số tiền này được lấy ra từ khoản vay của Trung Quốc và Nga do đó vòng tròn lệ thuộc ngày một xiết chặt chính phủ của Maduro hơn.

Nền độc tài nào cũng phải trả giá, kể cả Cộng sản Việt Nam.

Là một thể chế cộng sản, khác với Venezuela về tính cách tổ chức hệ thống chính trị, Việt Nam không có một quốc hội cũng như một hệ thống tòa án độc lập vì vậy sự nổi dậy của một quốc hội trước chính phủ độc tài không thể xảy ra. Tuy nhiên điều giống với Venezuela là Việt Nam cũng nuôi một bộ máy cồng kềnh để bảo vệ chế độ còn hơn cả đất nước lừng danh về những cuộc thi hoa hậu. Con số đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức hiện nay không dưới 4 triệu 300 ngàn người cộng với gia đình họ đang là gánh nặng khó che dấu của chính quyền Hà Nội. Tất cà những đồng tiền lấy từ ngân sách để cung cấp cho con số này có thể làm cho người bình thường nhất cũng phải hỏi xem họ là ai mà được hưởng những quyền lợi như thế.

Không cần biết họ là ai, miễn sao họ bảo vệ và trung thành với Đàng là xứng đáng được hưởng những ưu đãi mà chế độ này mang lại cho họ.

Khi biết được điều này người ta sẽ không ngạc nhiên khi mọi cuộc biểu tình tại Venezuela đều bị thành phần thân chính phủ chống lại một cách tích cực. Họ cũng là dân chúng, cũng đói khát, thiếu thốn như mọi người nhưng họ được ưu đãi từ chính quyền khi ưu tiên được phê duyệt các loại nhu yếu phẩm hiếm hoi mà chế độ mua được hay trao đổi từ nước ngoài.

Việt Nam nuôi quân bảo vệ chế độ nhưng chưa có cơ hội sử dụng, và nếu ngày ấy xảy ra thì người dân Việt cũng không thể nào tưởng tượng ra được tại sao cùng thân phận dân chúng như mình mà họ lại chống lại nhân dân?

Venezuela có một điểm rất khác với Việt Nam là được Hoa Kỳ ra mặt ủng hộ, kể cả Chủ tịch Quốc hội trở thành Tổng thống lâm thời của Venezuela cũng có khả năng là một kịch bản do Mỹ dàn dựng. Nếu thiếu vai trò của Mỹ chắc chắn Caracas cũng không khác gì Hà Nội hôm qua, hôm nay và mãi mãi.

Người ta lo ngại một cuộc nội chiến nhưng quên đi một điều là nước Mỹ ở rất gần Caracas. Nhất cử nhất động của chính phủ Maduro đều nằm trong tầm nhắm của Washington và quan trong hơn nữa là nhóm Lima, gồm 14 nước Nam Mỹ, bao vây chung quanh Venezuela sẽ không cho phép Maduro muốn làm gì thì làm.

Việt Nam không có Mỹ phía sau liệu Biển Đông có phải là bài toán giải vây trước sức ép của Trung Quốc từ bao năm nay?

Câu hỏi này khó mà giải đáp thấu đáo và logic. Những cái đầu trong Bộ chính trị hơn hẳn sự tính toán một chiều như của Maduro và cận thần, hơn nữa Việt Nam không hề có đối lập và một Quốc hội đúng nghĩa. Bù nhìn không thể xua đuổi những tên trộm ranh mãnh và đầy tình toán.

Và quan trọng hơn, trong những ngày Venezuela sống trong không khí bùng nổ của một cuộc cách mạng thì giới trẻ Việt Nam đang bận suy tư trước trận banh với Nhật Bản. Những status về Venezuela chỉ bằng 1/10 niềm vui . . . thua trận của đội tuyển nước nhà.


Mặc Lâm
Blog VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages