Xin lỗi của Bộ trưởng Công thương có thực tâm? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

demo-image

Xin lỗi của Bộ trưởng Công thương có thực tâm?


eb45bd85-4c4f-41b1-8779-210559afdc82
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh (phải) tiếp Bộ trưởng Lào ngày 4/1/2019
Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh, chính thức công bố thư xin lỗi việc xe công vụ đón vợ ông tận chân cầu thang máy bay.

Dư luận nói gì về việc này?

Việc xin lỗi của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tạo nên một sự chú ý rất lớn, vì đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo lên tiếng xin lỗi công khai về một hành vi thuộc về trách nhiệm của mình.

Một cựu viên chức của nhà nước Việt Nam, ông Đặng Hùng Võ, từng là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường hoan nghênh hành động của ông Trần Tuấn Anh, ông nói với đài RFA:

Rất hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Công thương đã có một lời xin lỗi rất chân thành đối với một việc đã xảy ra, và Bộ trưởng cũng rất quan tâm đến dư luận trên mạng xã hội. Ở đây có hai điểm. Thứ nhất đối với một quan chức nhà nước ở bậc cao như vậy mà quan tâm đến dư luận mạng xã hội thì rất cần đánh giá cao. Thứ hai là nhận thức được mạng xã hội như vậy thì lập tức có lời xin lỗi chân thành.”

Mạng xã hội tại Việt Nam thường được các viên chức của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam nhìn bằng con mắt nghi ngại, với nhiều lần phát biểu chỉ trích các thông tin mà họ gọi là sai lạc trên mạng xã hội. Nhà nước Việt Nam đã đưa ra một bộ luật an ninh mạng mà giới chỉ trích cho rằng để bóp nghẹt thông tin trên mạng xã hội nói riêng, internet nói chung.

Tuy nhiên theo quan sát của nhiều người, trong đó có cả các nhà báo tự do, những người bất đồng chính kiến thì nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam hiện nay rất quan tâm theo dõi những phản ứng của dư luận trên mạng xã hội.

Bức hình vợ ông Trần Tuấn Anh được xe công vụ đón tận chân cầu thang máy bay đã lan truyền rất mạnh trên mạng xã hội, kèm theo những lời chỉ trích rất nặng nề diễn ra vài ngày trước khi ông Bộ trưởng đưa ra lời xin lỗi.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu từ Sài gòn thì đánh giá bức thư xin lỗi của công Trần Tuấn Anh quan trọng ở chổ nó là một sự thay đổi thái độ của các viên chức cao cấp:

Đó là văn hóa của những người lãnh đạo làm công bộc mà tôi cho rằng cần thiết phải làm. Khi anh là bộ trưởng thì anh chỉ có thể sử dụng phương tiện cho công vụ thôi. Tôi thấy đây là một điều mới, một người làm không đúng thì xin lỗi, thì tôi thấy đây là một điều mới.”

Trong thời gian những năm gần đây đã có nhiều vụ bê bối ở các bộ giáo dục (vụ điểm thi), y tế (vụ thuốc chủng ngừa), tài nguyên và môi trường (vụ Formosa), liên quan đến trách nhiệm của các bộ này, nhưng chưa thấy những vị đứng đầu các bộ này đưa ra lời xin lỗi nào.

Gần đây có lời xin lỗi của các viên chức đứng đầu thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra trong vụ Thủ Thiêm, nhưng rất muộn màng sau nhiều năm sai phạm, và sau nhiều biến động căng thẳng gần đây.

Vẫn có những sự nghi ngờ lời xin lỗi của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

Nhà hoạt động xã hội Lã Việt Dũng, từ Hà Nội cho RFA biết ý kiến của ông:

Mình nghĩ xin lỗi trong việc này là không đủ. Xin lỗi theo dạng văn bản, thì nó không thành thật. Làm đúng cách, trong một xã hội văn minh thì ông ấy phải tổ chức một cuộc họp báo, cho người dân được phản hồi, được hỏi, chứ không phải một bức thư là xong.”

Trong bức thư xin lỗi được đăng tải công khai, ông Trần Tuấn Anh đưa ra một nguyên nhân rằng ông không nắm được sự việc khi đang nằm bệnh viện. Tuy nhiên có một số hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội cho rằng ông Bộ trưởng không thành thật vì ông vẫn khỏe mạnh và có mặt trong buổi tiếp kiến một người đồng nhiệm từ nước Lào, vào ngày 4/1, đúng ngày sự việc vợ ông được đón tại cầu thang máy bay diễn ra.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, từ Sài Gòn, một mặt hoan nghênh lá thư xin lỗi của ông Trần Tuấn Anh, cho rằng một lá thư bằng văn bản rất là quan trọng và lời lẽ cũng rất là trọng thị, mặt khác ông cũng bày tỏ sự nghi ngờ tính chân thực của lá thư như công luận trên mạng xã hội đưa ra:

Tuy nhiên xét về nội dung có vẻ có một số điều không phải là sự thật. Chẳng hạn như là công chúng thắc mắc trên phương tiện thông tin đại chúng thì thời gian đó ổng không nằm bệnh viện mà tiếp Bộ trưởng Lào. Cái thứ hai nếu chuyện này không xuất phát từ cá nhân ổng thì cũng xuất phát từ một viên chức thuộc cấp trong việc ký cho xe công vào sân bay. Vậy thì phải xử lý chứ. Tức là đáng hoan nghênh nhưng chưa đầy đủ.

Việc xin lỗi hay từ chức của các viên chức cao cấp Việt Nam chưa bao giờ xảy ra, dẫn đến hình thành một cách nói của người Việt Nam hiện nay rằng quan chức không có “văn hóa xin lỗi và từ chức.”

Người ta cho rằng việc này nằm ở chổ trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay không có cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân, và các viên chức thường nại cớ là họ làm việc do Đảng Cộng sản phân công.

Có một số tài liệu nói đến một Bộ trưởng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, là ông Trần Đăng Khoa, Bộ trưởng Bộ thủy lợi, đã từ chức vào năm 1960 khi một công trình thủy lợi bị hư hỏng. Nhưng ông Trần Đăng Khoa không phải là đảng viên đảng cộng sản, và các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay cũng không đề cập đến chuyện này.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam hiện nay, là đảng viên Đảng Cộng sản, từng giữ chức vụ lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Hoa Kỳ, và được nói là con trai của nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương.
 
Kính Hòa
 
(RFA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *