Đây là nơi người dân tổ chức buổi lễ đánh dấu sự kiện hai năm vụ đấu tranh giữ đất.
“Hôm nay Hà Nội huy động toàn bộ [người của] chính quyền để đối phó với nhân dân Đồng Tâm, sợ dân tổ chức mít tinh. Hy vọng các chú để chúng tôi yên, đừng ngăn cảm sự kiện tổ chức. Còn nếu về đây để bảo vệ sự an toàn của bà con thì xin cảm ơn, mặc dù rất ngứa mắt,” trang này viết.
Hồi 15 Tháng Tư, 2017, công luận xôn xao trước tin 38 viên chức của huyện Mỹ Đức và công an, cảnh sát cơ động đã bị dân Đồng Tâm bắt làm con tin.
Thời điểm đó, dân xã Đồng Tâm bắt giữ cả viên chức huyện, công an, cảnh sát cơ động vì nhà cầm quyền đưa lực lượng đông cả 100 người tới địa phương mời một số người đi xác định địa giới đang tranh chấp nhưng đánh lừa họ và bắt đi bốn người như kiểu bắt cóc.
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội sau đó đã phải đến họp với 50 đại diện dân xã Đồng Tâm, cam kết không truy cứu hình sự vụ bắt cán bộ nhà nước, cam kết sẽ trở lại đây công bố kết luận thanh tra dựa trên những lời tố cáo của dân địa phương về diện tích đất của dân bị nhà cầm quyền và cả quân đội cưỡng chế bất hợp pháp.
Ngay từ đêm 14 Tháng Tư, 2019, có ghi nhận nhiều nhân viên mặc đồ công an, cảnh sát cơ động được điều đến ngồi trước cửa nhà ông Lê Đình Kình, người dẫn dắt cuộc nổi dậy của dân làng.
Trong một clip phát trên trang Đồng Tâm TV hôm 14 Tháng Tư, ông Kình nói: “Đến giờ, chúng tôi vẫn bảo lưu kết luận đất Đồng Sinh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Nhiệm vụ phòng chống tham nhũng là của toàn dân, không phân biệt ai. Dân Đồng Tâm coi những kẻ giết người cướp đất không thành là giặc nội xâm. Dân Đồng Tâm sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ khu đất ấy.”
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn, người đưa tin độc lập về vụ Đồng Tâm hồi năm 2017, bình luận trên trang cá nhân: “Dân làng Đồng Tâm cho biết họ không quá bất ngờ về động thái của chính quyền và cũng đã có sự chuẩn bị để ứng phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Có tin là một số người hoạt động xã hội có mối liên hệ với làng Đồng Tâm đã bị chặn cửa, ngăn rời khỏi nơi cư trú. Hy vọng đôi bên kiềm chế để không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Súng đạn không bao giờ là thứ mà người Việt nên dùng để nói chuyện với nhau, thêm bất kỳ lúc nào nữa.”
Trong một diễn biến khác, hôm 11 Tháng Tư, các báo nhà nước đưa tin Chính Phủ CSVN “xin rút dự án sửa đổi Luật Đất Đai ra khỏi chương trình làm luật năm 2019 vì nhiều vấn đề phức tạp đặt ra trong quản lý đất đai”.
Luật Đất Đai là khởi nguồn của các vụ tranh chấp đất đai nổ ra trên khắp ba miền. Những vụ nổi bật trong các năm gần đây là Dương Nội, Đồng Tâm và Thủ Thiêm.
Dân xã Đồng Tâm đã khiếu kiện suốt nhiều năm về vụ thu hồi gần 60 hécta đất mà họ có giấy tờ chứng minh là đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của dân, nằm ngoài đất “quốc phòng” vốn được “quy hoạch” làm sân bay nhưng rồi bỏ hoang vì không khả thi. Bất chấp khiếu kiện, công ty viễn thông Viettel (của Bộ Quốc Phòng) tới san ủi để khai thác làm dự án xây cất bán lấy tiền thì bị dân địa phương ngăn cản, dẫn tới cưỡng chế.
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét