Mỹ muốn đưa hàng không mẫu hạm thứ 2 đến Việt Nam trong năm nay - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Mỹ muốn đưa hàng không mẫu hạm thứ 2 đến Việt Nam trong năm nay


Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson là chiến hạm đầu tiên của Mỹ tới Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết có thể sẽ có một chiến hạm thứ hai tới Việt Nam trong năm nay.

Mỹ có thể sẽ gửi hàng không mẫu hạm thứ hai đến Việt Nam trong năm nay và cam kết giúp Hà Nội bảo vệ chủ quyền quốc gia giữa lúc Trung Quốc không ngừng các hoạt động quân sự hóa trên vùng Biển Đông có tranh chấp.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Randall Schriver cho biết như vậy hôm 3/4 tại cuộc thảo luận làm thế nào để Mỹ và Việt Nam có thể thúc đẩy các mối quan hệ an ninh và quốc phòng chặt chẽ hơn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washinhton.

“Hàng không mẫu hạm của chúng tôi đã đến thăm Việt Nam lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh, và chúng tôi rất hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với chính phủ Việt Nam cho chuyến thăm hàng không mẫu hạm lần thứ hai trong năm nay,” ông Chriver, người từng tháp tùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trong chuyến thăm lần thứ 2 của ông tới Việt Nam hồi cuối năm ngoái, nói tại buổi thảo luận ở CSIS.

(Mỹ) rất hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với chính phủ Việt Nam cho chuyến thăm hàng không mẫu hạm lần thứ hai trong năm nay

Randall Schriver, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Đầu tháng 3 năm ngoái, tàu USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến thăm 5 ngày và trở thành hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ tới Việt Nam sau hơn 4 thập kỷ.

“Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng đây có thể là một thông lệ cho mối quan hệ giữa hai nước. Đây sẽ là dấu hiệu của một mối quan hệ chín muồi và chiến lược. Chúng tôi sẽ làm việc chi tiết với các đối tác tại Việt Nam”, ông Schriver cho biết và nói thêm rằng Mỹ sẽ thảo luận chi tiết với Việt Nam về vấn đề này.

Chuẩn tướng Stephen Michael của Hạm đội Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ cũng cho biết hôm 3/4 tại buổi thảo luận ở CSIS rằng họ hy vọng sẽ có chuyến thăm thứ hai của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Chriver còn cho biết thêm rằng Hoa Kỳ sẽ có thể cung cấp cho Việt Nam một tàu tuần tra thứ hai để giúp đỡ trong công tác an ninh hàng hải.

Yếu tố Trung Quốc

Tại sao Mỹ phải đợi đến hơn một năm sau mới có thể đưa hàng không mẫu hạm thứ 2 tới Việt Nam?

Sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong các quyết định của Hà Nội là lý do "vì sao Việt Nam hạn chế các tàu nước ngoài tới thăm Việt Nam chỉ một lần trong một năm.”

David Shear, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và cựu đại sứ Mỹ ở Việt Nam
Một trong những lý do đó là vì Việt Nam giới hạn các chiến hạm nước ngoài tới thăm, theo David Shear, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương.

Theo người từng là đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Trung Quốc có ảnh hưởng tới việc “Hà Nội có thể đi xa đến đâu” và “Việt Nam lắng nghe họ nhưng không nhất thiết làm theo tất cả những gì Trung Quốc muốn.” Tuy nhiên, theo ông Shear, đó là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định của Hà Nội.

“Đó là vì sao Việt Nam hạn chế các tàu nước ngoài tới thăm Việt Nam chỉ một lần trong một năm,” cựu Đại sứ Shear nói. “Chúng tôi có thể linh hoạt với việc đó. Nhưng đó là lý do vì sao chúng tôi có thể không bao giờ có liên minh với Việt Nam.”

“Không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ 3” là một lập trường nhất quán của Hà Nội từ trước tới nay. Chính sách “ba không” của Hà Nội còn gồm có “không liên minh quân sự” và “không cho nước nào lập căn cứ quân sự tại Việt Nam.”

Mặc dù vậy, theo ông Shear, Mỹ mở ngỏ khả năng liên minh với Việt Nam nếu Hà Nội có mong muốn như vậy.

Cũng tại buổi thảo luận, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Schriver cho biết Mỹ “sẽ giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền của mình, ngăn cản hành động gây hấn và đẩy mạnh an ninh khu vực và toàn cầu.”

Việt Nam được coi là một trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ để đối phó với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Chính sách này được Tổng thống Donald Trump chính thức đưa ra tại Hội nghị diễn đàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở Đà Nẵng hồi tháng 11/2017.

Khẳng định thêm về chính sách của Mỹ, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Shear nói: “Với Việt Nam và với tất cả ASEAN, chúng tôi đang giúp củng cố thêm chủ quyền quốc gia của họ. Chúng tôi giúp họ xây dựng khả năng và quân đội. Hơn nữa chúng tôi đang tham gia vào khu vực theo cách có thể giúp các nước như Việt Nam có sự tự tin mà họ cần để theo đuổi lợi ích trong tương quan với Trung Quốc một cách mạnh mẽ nhất.”


VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages