...chính sách mở của Việt Nam hiện tại vẫn còn dựa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên lãnh đạo Việt Nam vẫn còn cổ suý chủ nghĩa dân tộc cực đoan để duy trì quyền lực và không dám mở thực sự vì sợ sẽ bị phô bày cho thế giới rõ những sự lạc hậu và lầm lạc của họ trong việc phát triển quốc gia...
Việt Nam vẫn còn dò dẫm trong tư thế của một xã hội nông nghiệp, phát triển từ từ lên xã hội công nghiệp, để rồi đang phải chịu hụt hẫng trước thế toàn cầu hoá.
Thật khó thực hiện được một xã hội hài hoà bao gồm các xu hướng phát triển không đồng nhất thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau.
Một lần nữa, làm sao tránh khỏi tụt hậu trước tiến trình toàn cầu hoá trong lúc lãnh đạo Việt Nam vẫn còn giữ thái độ thù nghịch, nghi kỵ với hầu hết các quốc gia trên thế giới?
Làm sao phát triển thành một xã hội công nghiệp hoá lấy căn bản nông nghiệp làm tiêu chuẩn như trường hợp Việt Nam hiện tại?
Mở nhưng vẫn đóng. Đóng trong định kiến. Đóng trong lo sợ bị đào thải. Càng đóng lại càng có nguy cơ bị đào thải sớm hơn.
Hiện nay, người ta có cảm tưởng như những yếu tố sau đây là chính yếu trong sắc thái dân tộc của Việt Nam là:
1 - Tài nguyên thiên nhiên phong phú và chưa được khai thác đúng mức;
2 - Tiềm năng nhân lực dồi dào;
3 - Nước nghèo, nhân công rẽ và thừa thãi, thông minh và dễ huấn luyện tay nghề;
4 - Có bàn tay sắt của nhà cầm quyền giữ gìn trật tự và sự ổn định;
5 - Thiếu luật lệ rõ ràng và tham nhũng dễ cho các phiêu lưu mậu dịch, chỉ cần liên lạc với một số người có chức vị và có quyền lực trong đảng;
6 - Đa số dân chúng sống về nghề nông với một nền công nghiệp còn thô sơ....
2 - Tiềm năng nhân lực dồi dào;
3 - Nước nghèo, nhân công rẽ và thừa thãi, thông minh và dễ huấn luyện tay nghề;
4 - Có bàn tay sắt của nhà cầm quyền giữ gìn trật tự và sự ổn định;
5 - Thiếu luật lệ rõ ràng và tham nhũng dễ cho các phiêu lưu mậu dịch, chỉ cần liên lạc với một số người có chức vị và có quyền lực trong đảng;
6 - Đa số dân chúng sống về nghề nông với một nền công nghiệp còn thô sơ....
Từ những sắc thái đặc thù đó, người Việt Nam sống về huyền thoại nhiều hơn thực tiễn và huyền thoại gần đây nhất là Việt Nam lại một lần nữa “cường điệu” trong dự kiến phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 2005 trong khi việc sản xuất một chiếc xe đạp cho người dân vẫn chưa hoàn chỉnh! Và mãi cho đến năm 2017, vẫn chưa sản xuất được con “đinh ốc” trong điện thoại của Cty Samsung!
Do đó, nếu muốn đuổi kịp cộng đồng các quốc gia trên thế giới Việt Nam cần phải:
- Mở cửa để học hỏi, lựa chọn, đón nhận cái mới. Cái mới, cái chưa biết nào cũng có những hiểm nguy của nó. Sự tính toán dò dẫm là cần thiết, nhưng quá tính toán có khi tính già hoá non, vì để mất thời cơ. Cho đến nay, 2019, dù có mở nhưng những cánh cửa “mở” trên chi nhằm phục vụ cho các nhóm lợi ích trong đảng mà thôi, không nhắm vào nhu cầu và lợi ích của người dân.
- Không nên tạo thêm huyền thoại. Tập cho người dân thực tiễn hơn. Đảng vẫn tiêp tục tạo “huyền thoại” như biến Sài Gòn ngang tầm với thành phố Los Angeles, Hà Nội với Tokyo v.v…
- Không ngừng phát triển sắc thái dân tộc, cái sức mạnh bên trong tức là nội lực của quốc gia, để tự tạo cho mình một thế mạnh trong sự bang giao với cộng đồng các quốc gia trên thế giới. CSBV vẫn tiếp tục …thuần phục vô điều kiện trước đàn anh là Trung Cộng!
Muốn được như ba điều nêu trên, Việt Nam cần phải:
- Tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi dân tộc trong cộng đồng quốc gia tham gia vào cuộc sống chung, để mọi cá nhân, mọi đoàn thể đều có thể tự lập, tự sinh sống, không ỷ lại vào sự sáng suốt hay sức mạnh của một đảng, một nhà nước hay của một cấp lãnh đạo nào.
- Để cho mỗi người Việt Nam tự thấy mình thực sự còn có nội lực để đóng góp tích cực và toàn diện trong mạch sống quốc gia.
Kêu gọi tận dụng nội lực trong nước để phát triển quốc gia mà không cho phép hay hạn chế người dân phát huy nội lực cho từng cá nhân thì làm sao tránh khỏi cảnh tụt hậu cho đất nước được?
Xưa, Vua thay Trời trị nước.
Tất cả điều là của Vua, ngay cả sinh mạng của người dân. Minh quân hay hôn quân vô đạo là sự may nhờ rủi chịu của người dân, người dân không có tiếng nói. Một thứ nô lệ sẵn sàng chết vì ông chủ, gọi như thế là trung.
Nay, CSBV nhân danh nhân dân mà dân không có quyền tư hữu sản xuất.
- Tương tự như xưa, triều đình suy nghĩ và dạy dân những gì triều đình cho là tốt nhất;
- Bây giờ Đảng CSBV suy nghĩ và thông tri cho dân những gì cấp lãnh đạo nghĩ là tốt nhất.
- Đã đến lúc “chủ nghĩa nhân danh” phải cáo chung, để mỗi người dân, và theo đó mỗi dân tộc tập tành nghĩ suy và hành động theo những hiểu biết và cảm xúc của mình.
- Phải trả lại cho dân, cho những dân tộc cái quyền sống của họ. Không một ai sống thay cho bất cứ ai được. Phải sống thật mới lớn mạnh được.
Sống nhờ, sống gửi, sống mà trí tuệ và tâm linh gửi cho nhà vua hay cấp lãnh đạo, sống mà trách nhiệm giữa vời, chờ đợi ơn mưa móc ở một minh quân, hay phép lạ của một huyền thoại trí tuệ tập thể, sống mà lúc nào cũng phải chạy theo cái ăn cái mặc, ngày ngày đói no không chừng, đau ốm không thuốc men,... Sống như vậy là sống còi cọc, què quặt, bịnh hoạn và khuyết tật.
Một khi người dân được trọn vẹn với cuộc sống của mình.
- Khi đói dám nói rằng mình đói, khi thất học dám nhận mình thất học.
- Khi không còn sợ hãi nói cái mình thật sự cảm nghĩ như thâu hiểu được tính vô uý trong Phật giáo, nói chung khi mà kinh nghiệm được rằng mình có những quyền hạn bất khả xâm, được luật pháp và cơ quan thẩm quyền bảo vệ.
- Khi ấy, có nhiều khả năng con người dấn thân trọn vẹn với cộng đồng của mình, làm hết sức mình cho chính mình và cho cộng đồng.
Chừng ấy, đương nhiên dân giàu và theo đó nước mạnh. Người đại diện cho quốc gia, cho dân tộc nhờ vậy mà có cái thế mạnh của mình trong bang giao quốc tế.
1 - Đưa nửa triệu người làm mồi cho biển cả, giam một triệu người vào các trại cải tạo, để một triệu người làm lao nô cho các nước giàu có, (hầu hết nhân lực trên đều trong tuổi lao động, sản xuất tốt nhất, hiệu quả nhất) là một biện pháp tốt để đổi lấy một sự yên ổn chính trị, nhưng là một biện pháp đã làm thui chột hay què quặt quốc gia.
2 - Tương tự, thắng trận ghi công là một điều thường tình, nhưng kỳ thị người tại chỗ, áp dụng chính sách “tru di tam tộc” (đời cha, đời con, và đời cháu không được học quá tiểu học) của thời quân chủ chuyên chế, là đặt phân nửa đất nước ra khởi sự tham gia đóng góp việc chung.
Có một đảng mạnh, có kỷ luật, có những cán bộ tiên phong, có một quá trình thử thách nhiều thập niên, có 19 Ủy viện Bộ Chính Trị, 180 Ủy viên Trung ương đảng, 20 Ủy viên Dự khuyết (qua đại hội XII ngày 26/1/2016),có trên 4,5 triệu (thống kê năm 2015) đảng viên là một điều tốt.
Nhưng biến đảng ấy thành một số quan lại của một triều đình vua và chúa, đứng ngoài luật pháp, tham ô và lạm quyền, nhất nhất một chiều, là thui chột ý chí và lòng phấn đấu vươn lên của mọi tầng lớp dân chúng.
Cả nước chỉ có bốn triệu rưởi người có quyền dám nghĩ, nhưng chỉ một thiểu số 219 Ủy viên BCT và TƯĐ trên đây có quyền dám nói; và trong bốn triệu rưởi người nầy, đa số vì miếng đỉnh chung, vì sự tiến thân và an ninh của mình và gia đình đã trở thành a dua, nương thời, nương lúc, nên cũng không dám nghĩ, không cần nghĩ và nói xuôi chiều cho khoẻ thân.
Chỉ còn lại một thiểu số ít oi, 219 Uỷ viên Trung ương đảng và Uỷ viên Bộ chính trị, dầu có thông minh tuyệt đỉnh, dầu có trí tuệ tuyệt vời, thì đương nhiên quốc gia phải èo ọt.
Nhìn vào các dân tộc khác trên thế giới, chúng ta không thể tìm ra một quốc gia nào có nền văn hoá hàm chứa những giá trị hoàn toàn khác biệt. Vì lý do đó, những giá trị về nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người trên toàn cầu đều phải được tôn trọng triệt để.
Và dĩ nhiên sẽ không có trường hợp ngoại lệ cho Việt Nam. Thật khó biện minh trước thế giới khi Việt Nam công bố:
”Việt Nam có những giá trị và bảo vệ nhân quyền đặc thù theo cung cách Việt Nam. Việc áp đặt quyền làm người theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc là xâm phạm vào chủ quyền Việt Nam”.
Với cách nhìn như trên, chính sách mở của Việt Nam hiện tại vẫn còn dựa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên lãnh đạo Việt Nam vẫn còn cổ suý chủ nghĩa dân tộc cực đoan để duy trì quyền lực và không dám mở thực sự vì sợ sẽ bị phô bày cho thế giới rõ những sự lạc hậu và lầm lạc của họ trong việc phát triển quốc gia.
Từ đây, với mặc cảm tự ti đối với thế giới bên ngoài, dân tộc Việt Nam vốn dĩ đã bị dồn ép từ lâu, sẽ vùng dậy và lần lần rập khuôn theo “ngoại bang” khi được hé mở từ từ. Từ đó tiến trình chủ nghĩa dân tộc “cách ly” trước đây đã biến thành chủ nghĩa “chạy theo ngoại bang” mà chính quyền hiện tại khó kiểm soát nổi.
Tóm lại, từ ngày xưa, chủ nghĩa dân tộc đã một thời thúc đẩy sự phát triển quốc gia. Nhưng ngày nay, cung cách suy nghĩ mới của phát triển đã vượt qua rào cản của ranh giới quốc gia và ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới.
Bây giờ và tương lai cần phải có một sự phát triển hài hoà chung cho cả nhân loại.
Tiến trình toàn cầu hoá là một tiến trình tự nhiên và là kết quả có được qua suốt chiều dài của lịch sử phát triển trong tranh chấp của các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá không phải là từ bỏ bản sắc dân tộc của từng quốc gia (melting pot) mà là điểm hội tụ của tất cả mọi văn hoá dân tộc (salad bowl) để đạt đến một sự phát triển toàn diện cho nhân loại.
Và Việt Nam cần phải có một tầm nhìn thoáng như trên để giải toả những “nút chận” do chính đảng CSBV tạo ra.
Mai Thanh Truyết
Thông Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét