Trình Công ước 98: Vì sao Nguyễn Phú Trọng lại ‘mất tích’? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Trình Công ước 98: Vì sao Nguyễn Phú Trọng lại ‘mất tích’?


Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 14 tháng Năm. 

Sau khá nhiều lần ‘mất tích’ trong vòng một tháng rưỡi qua, bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa đánh đố dư luận về việc ông ta đã không thể tái hiện vào ngày 29/5/2019 để ‘trình Quốc hội phê chuẩn Công ước 98’.

Khi Đặng Thị Ngọc Thịnh phải làm ‘chủ tịch nước’

Trám vào tình trạng trống vắng đáng nghi ngờ trên là “Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận sự ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế” - như báo đảng đưa tin đúng vào ngày 29/5.

Công ước 98 là một trong 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, liên quan mật thiết đến Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và công đoàn độc lập mà nhà nước Việt Nam chây ì từ quá lâu mà chưa chịu ký kết. Nếu không chịu trình, ký kết và phê chuẩn ít nhất là công ước này, chính thể độc đảng ở Việt Nam sẽ mất hẳn cơ hội có được EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam).

Ngoài Công ước 98, còn có 2 công ước còn lại về lao động. Trong đó đặc biệt là công ước 87 về quyền tự do lập hội, liên quan mật thiết đến công đoàn độc lập - một định chế mà từ lâu chính quyền Việt Nam đã luôn gán ghép nó với tổ chức Công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ XX, để từ đó quy kết cho công đoàn độc lập là nhằm thu hút, tập hợp số đông công nhân để lật đổ chính quyền.

Tại cuộc điều trần về chủ đề EVFTA - nhân quyền do Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu tổ chức vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 tại Brussels, Bỉ, các nghị sỹ đã đòi hỏi cần phải được Việt Nam ký chính thức trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận EVFTA.

Chỉ sau khi EVFTA bị Hội đồng châu Âu hoãn vô thời hạn vào tháng 2 năm 2019 mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền chưa từng được cải thiện của Hà Nội, mãi đến tháng 4 năm 2019 chính thể Việt Nam mới buộc phải nhượng bộ trước EU về ký và phê chuẩn ít nhất Công ước 98 trong số 3 công ước chưa ký.

Với Nguyễn Phú Trọng, EVFTA có tầm quan trọng rất lớn, nếu không muốn nói là mang tính sống còn đối với nền kinh tế đang bế tắc và nền ngân sách đang lao nhanh vào hội chứng hộc rỗng ở Việt Nam. Nếu không có được EVFTA, đảng của Nguyễn Phú Trọng sẽ rơi vào tình cảnh ‘hết tiền hết bạc hết ông tôi’ sớm hơn.

Nhưng bệnh tình Nguyễn Phú Trọng đã đến nông nỗi nào khiến ông ta không thể hùng dũng ‘tái xuất’ tại nghị trường quốc hội để đọc trình Công ước 98?

Còn lâu nữa mới phục hồi sức khỏe?

Ít hôm trước lần ‘tái xuất’ đầu tiên vào ngày 14/5 kể từ khi Trọng bị cơn bạo bệnh quật đổ ở xứ Kiên Giang ‘nhà ba Dũng’, báo đảng đã vội vã thông tin về việc ‘Chủ tịch nước sẽ trình Công ước 98 ra Quốc hội vào ngày 29/5’, trong bối cảnh áp lực ngày càng lớn và đầy thách thức của dư luận trong nước và quốc tế về tình trạng ‘mất tích’ của Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt về khả năng ‘tập nói’ và ‘tập đi’ của ông ta.

Sau đó, Nguyễn Phú Trọng đã liên tiếp xuất hiện tại vài sự kiện ‘họp lãnh đạo chủ chốt’ với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Văn Nên; đặc biệt là ‘chủ trì họp Bộ Chính trị’ - là hai cuộc họp mà về nguyên tắc là tuyệt đối bảo mật, nhưng trong thực tế lại được Đài truyền hình Việt Nam dẫn thẳng lên sóng về phát hình và phát âm, khiến dậy lên dư luận về việc Trọng và Bộ Chính trị đảng đã nặng về ‘trình diễn’ trong những cuộc họp đó.

Nhưng đến phiên khai mạc kỳ họp quốc hội vào ngày 20 tháng 5 năm 2019 thì Nguyễn Phú Trọng lại… biến mất. Dấu ấn của phiên khai mạc này là đã không có bất cứ hình ảnh nào về Trọng, và trong lời giới thiệu thành phần tham dự kỳ họp cũng không có thể loại ‘kính thưa đồng chí…’ như thường thấy trong những kỳ họp trước. Từ đó đến nay, đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã không một lần được báo chí đưa tin và hình ảnh về việc tham dự kỳ họp quốc hội.

Hiện tượng trống vắng Nguyễn Phú Trọng trong nghị trường quốc hội khiến dư luận xã hội và giới quan sát một lần nữa dậy lên mối ‘lo lắng’ và tò mò về bệnh tình mà chắc còn khá lâu nữa mới hồi phục thật sự của ông ta.

Điều rõ ràng và an ủi hơn cả là trong hai cuộc họp với ‘lãnh đạo chủ chốt’ và ‘chủ trì họp Bộ Chính trị’ gần đây nhất, Nguyễn Phú Trọng vẫn thể hiện phát ngôn, nói năng và trí não khá ổn định, chẳng khác mấy cái cách trước khi ông ta bị nhấn sâu trong cơn bạo bệnh, cho thấy đồn đoán trước đó về việc ông ta bị méo miệng là không có cơ sở.

Trong khi đó, tiến trình quan hệ Việt - Mỹ vẫn tiếp tục được đẩy lên và nhanh hơn bằng vào những chuyến đi con thoi của các quan chức hai nước, đặc biệt là chuyến tiền trạm Hoa Kỳ của Phạm Bình Minh - Bộ trưởng ngoại giao, mà có thể hiểu là Mỹ và Việt Nam đã cơ bản thống nhất về lịch trình chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng trong vài tháng tới, cũng có nghĩa là Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương đã dự kiến rằng đến khi đó sức khỏe của Trọng sẽ hồi phục hoàn toàn.

Vì chuyến tiền trạm của Phạm Bình Minh diễn ra vào tháng 5 năm 2019, chuyến công du của Nguyễn Phú Trọng đến Washington có thể xảy ra trong vào tháng 7 hoặc tháng 8 cùng năm, nếu đến khi đó Trọng kịp thoát hẳn khỏi cơn tai biến.

Tuy nhiên điều kém an ủi hơn nhiều là trong lúc khả năng ‘tập nói’ đã gần như phục hồi thì việc ‘tập đi’ của Trọng lại có vẻ là một vấn đề lớn. Trong hai cuộc họp với các thành viên của Bộ Chính trị, người ta đã không một lần chứng kiến Nguyễn Phú Trọng di chuyển khỏi chỗ ngồi ‘chết cứng’ của ông ta.

Cho đến lúc này, việc Trọng liên tiếp vắng mặt trong kỳ họp quốc hội rõ ràng không phải là kế sách ‘giả chết bắt quạ’ hay ý đồ nào na ná như thế, mà đang khiến dư luận trong xã hội và trong nội bộ đảng trở nên bất lợi đối với ông ta. Tình trạng này cũng khiến người ta hoài nghi về việc Trọng có thể thực hiện chuyến công du Mỹ một cách hoàn hảo.

Sự cố nào?

Rốt cuộc, phép thử 29 tháng Năm trình Công ước 98 đã không mang lại may mắn cho ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’. Việc Nguyễn Phú Trọng phải ủy quyền cho Đặng Thị Ngọc Thịnh, dù trước đó Trọng đã cho báo đảng loan báo rộng rãi và chắc chắn về sự xuất hiện của ông ta vào thời điểm đó, cho thấy đã xảy ra một sự cố nào đó khiến ông ta phải cam chịu một lần nữa ‘biến mất’, bất chấp vô số phản ứng dư luận thật sự bất lợi.

Sự cố đó là gì?

Phải chăng Nguyễn Phú Trọng chỉ có thể xuất hiện trong một không gian hẹp với thành phần hẹp như ‘chủ trì họp Bộ Chính trị’ - ngữ cảnh mà không thể có đến gần 500 cặp mắt của giới ‘nghị gật’ và thêm vài trăm cặp mắt khác của giới phục vụ quốc hội, với nhiều động cơ khác nhau, săm soi xem ông ta làm cách nào - tự đi hay ngồi xe lăn - để đến được cái bục cao ngất nơi đọc trình Công ước 98?

Hay thực tế còn có thể tệ hơn, tức dù cơn ‘đột quỵ’ không mấy ảnh hưởng đến khả năng phát âm nhưng lại có chiều hướng lan dần xuống tứ chi, ứng với đồn đoán trước đó về ‘liệt nửa người’?

Tình thế hiện thời của Nguyễn Phú Trọng là khá khó khăn: không chỉ đánh đố dư luận, ông ta còn phải tự hóa giải lời đánh đố từ chính bản thân. Toàn bộ tương lai chuyến đi Mỹ của Trọng sẽ phụ thuộc phần lớn vào nhịp độ phục hồi sức khỏe của ông ta mà không để xảy ra bất kỳ một cú ‘đột quỵ’ nào khác.


Phạm Chí Dũng
Blog VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages