Việt Nam đang trỗi dậy thành ‘mối đe dọa an ninh mạng’ - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Việt Nam đang trỗi dậy thành ‘mối đe dọa an ninh mạng’


Việt Nam đang trở thành một mối đe dọa về an ninh mạng và một trong những nguyên nhân đó là sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam. (Screenshot of SecurityWeek)

Việt Nam hiếm khi bị liên kết với các hoạt động tội phạm mạng theo cách tương tự như các quốc gia châu Á khác, như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Iran trong mấy năm gần đây, nhưng điều đó có thể sẽ sớm thay đổi.

Theo một báo cáo mới từ công ty tình báo mạng IntSights, hoạt động gián điệp mạng và tội phạm mạng ở Việt Nam đang phát triển.

Lưu lượng truy cập và hoạt động trên Internet bằng tiếng Việt trên Deep and Dark Web đang gia tăng và các cuộc tấn công vào các tổ chức đa quốc gia của nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam – đặc biệt là các công ty ô tô và các cơ quan truyền thông – cũng gia tăng.

Theo công ty có trụ sở ở New York, nhóm APT32/OceanLotus – mối đe dọa dai dẳng từng được biết trước đây – dường như hoạt động để hỗ trợ các lợi ích chiến lược của nhà nước Việt Nam. Trong khoảng một năm qua, nhóm này đã tăng cường tấn công các cơ sở truyền thông Việt Nam và Campuchia bị coi là thù nghịch với chính phủ Việt Nam. APT32/OceanLotus còn nhắm tấn công các nhà sản xuất ô tô trước khi ra mắt những xe hơi đầu tiên của Việt Nam sản xuất ở trong nước được ấn định vào tháng 9 này, theo báo cáo mới của IntSights công bố hôm 5/6.

"Đây là thời điểm tối ưu để theo dõi sát sao về Việt Nam, nền kinh tế và hoạt động mạng của họ - cả do nhà nước và nhóm bảo trợ", Charity Wright, nhà phân tích tình báo không gian mạng tại IntSights nói. Theo bà, một số yếu tố đang góp phần gia tăng các hoạt động có tính cách đe dọa. Một trong những nguyên nhân đó là sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam.

Chính phủ độc đảng của Việt Nam đã cam kết sẽ đẩy mạnh đà tăng trưởng kinh tế, với mức tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,5% vào năm 2020, và đã đầu tư vào việc phát triển công nghệ trong nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang tìm cách giành lợi thế trước các cường quốc kinh tế khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, hoạt động gián điệp mạng nhắm vào các công ty đa quốc đã gia tăng.

Vẫn theo IntSights, các cuộc tấn công của APT32 vào các nhà sản xuất ô tô là một ví dụ. Năm ngoái, nhóm này đã phát động một chiến dịch gián điệp và phần mềm độc hại trên toàn thế giới nhắm vào các công ty ô tô lớn, như Toyota. Thời điểm xảy ra các cuộc tấn công cho thấy nhóm này được giao nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về các đối thủ và thậm chí, có thể gây gián đoạn hoạt động của các công ty ấy nhằm giúp VinFast, công ty ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam, phát triển nhanh hơn.

Theo nhận định của IntSights, sự gia tăng của hoạt động đe dọa hình như gắn liền với luật kiểm duyệt Internet gây nhiều tranh cãi, còn gọi là Luật An ninh mạng mà chính phủ Việt Nam đã thông qua năm ngoái. Luật này yêu cầu các công ty truyền thông xã hội, như Facebook và Twitter, phải đặt văn phòng tại Việt Nam, lưu trữ dữ liệu người dùng ở trong nước và phải cung cấp các dữ liệu đó cho chính phủ khi được yêu cầu.

Luật An ninh Mạng hạn chế những gì mọi người có thể nói và làm trên truyền thông xã hội. Chính phủ cũng đã thành lập một đơn vị tấn công mạng có tên là Lực lượng 47, bao gồm khoảng 10.000 thành viên để thực thi luật an ninh mạng. Nhiệm vụ của Lực lượng 47 là giám sát và chặn, không cho tiếp cận các nội dung mà nhà nước cho là "không thân thiện" và "không có lợi" cho họ.

Luật An ninh mạng đã đẩy ngày càng nhiều dân mạng Việt Nam xoay sang sử dụng Dark Web và nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thông tin về tiền điện tử và các cơ hội tội phạm trên mạng, theo báo cáo của IntSights. Người truy cập nói tiếng Việt ngày càng xoay sang sử dụng các diễn đàn ngầm, đa ngôn ngữ, được nhiều người biết tới, theo nhà phân tích của IntSights.

Cho đến nay, các mục tiêu đã được liên kết trực tiếp với lợi ích kinh tế và chính trị của Việt Nam. Nhưng hoạt động tội phạm mạng có trụ sở tại Việt Nam còn nhắm vào các ngân hàng trên thế giới và đặc biệt của Mỹ, các trang mạng truyền thông xã hội và các tổ chức khác.


VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages