‘Mạng người da đen quý giá’: Chính khách có thể quỳ, nước Mỹ không thể quỳ - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

‘Mạng người da đen quý giá’: Chính khách có thể quỳ, nước Mỹ không thể quỳ


Nguồn:  二大爷 │ 黑命跪:政客可以跪,美国不能跪, ‘Mạng người da đen quý giá’: Chính khách có thể quỳ, nước Mỹ không thể quỳ - Tank Man
...Nếu muốn tôi chọn, tôi chắc chắn sẽ chọn người đứng để thu hút phiếu bầu...

Tổng thống Trump cầm trên tay cuốn Kinh thánh (ảnh: White House/Flickr).

Một chia sẻ của nhân sĩ người Hoa đang sống ở Hoa Kỳ sau khi đích thân trải nghiệm những gì đang xảy ra tại đất nước này. Vị nhân sĩ người Hoa, với tên dùng trên mạng là Nhị Đại Gia, đã nêu quan điểm của mình về việc đánh giá sự đáng tin cậy của những chính trị gia sẵn sàng quỳ vì lá phiếu. Sau đây là nguyên văn bài viết:

Do văn hóa phương Đông và phương Tây có sự khác biệt, nên việc quỳ gối cũng có hàm nghĩa khác nhau. Khi phong trào “Mạng sống người da đen quý giá” đã lan rộng khắp toàn cầu, chúng ta tận mắt thấy nhiều người quỳ gối, đây là động tác biểu đạt bắt nguồn từ tôn giáo, không phải là khuất phục, mà là tôn sùng, cầu nguyện để được phù hộ tâm ý. Dưới góc độ là để biểu đạt sự hòa giải, khẩn cầu khoan dung thậm chí là một kiểu yêu cầu, tố cáo chính trị đặc biệt, thì vẫn là có để khiến người ta tiếp nhận được. Nhưng đây chỉ là một hành động xuất phát từ hiểu biết cá nhân về đạo đức, không nên và cũng không thể trở thành một tiêu chuẩn cưỡng chế.

Trong rối loạn, xuất hiện lượng lớn người da đen bạo loạn trên đường phố chặn đường những người da trắng không có chút quan hệ gì, ép buộc đối phương quỳ xuống tạ lỗi. Trên Twitter có clip về một thành viên của tổ chức “Mạng sống người da đen quý giá” (Black Lives Matter) công nhiên chặn đường một cô gái người da trắng đang chạy bộ tập thể dục trên đường, bắt cô quỳ xuống và dùng thân phận người da trắng để nhận tội. Cô gái đang ở thế yếu nên chỉ có thể làm theo. Lại có một ông chủ người da đen bắt nữ nhân viên người da trắng phải quỳ xuống tạ lỗi, người phụ nữ đáng thương này còn phải đối diện với ống kính để cảm tạ ông chủ đã cho mình cơ hội này, cơ hội cho “người đặc quyền da trắng” như mình được xin lỗi…

Đây chẳng phải là “mạng sống người da đen quý giá” mà là “mạng sống người da đen khiến người khác phải quỳ gối”.




Ở thị trấn Cary, bang Bắc Carolina, cảnh sát vì để đổi lấy cái gọi là sự tha thứ của người da đen đã đặc biệt tổ chức một sự kiện quỳ xuống rửa chân cho người da đen. Những người thuộc phe cực tả vì để biểu đạt tâm ý muốn chuộc tội thậm chí còn dùng dây xích sắt trói mình lại, dùng gông gỗ để khóa cổ, dùng phương thức gần như tự hành hạ mình để cầu hòa.

Màn biểu diễn lấy cờ hiệu chống phân biệt chủng tộc này, đang nhanh chóng trượt xuống vực sâu khiến người ta thấy buồn nôn. Điều khiến người ta cảm thấy vô cùng khó hiểu là sau khi phong trào này lan sang các nước khác, ở đó cũng diễn lại cùng một vở kịch giống nhau. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng quỳ gối, người dân nước Anh thì lật đổ nhiều tượng nhân vật lịch sử bằng đồng, người da đen ở Pháp yêu cầu người da trắng biến khỏi nước Pháp…

Toàn bộ phương Tây văn minh, trong phong trào “Quỳ vì người da đen” đang tranh nhau chen lấn hướng về sự kiện quỳ gối một cách vô lý, cầu hòa với những kẻ côn đồ lưu manh. Thành phố Minneapolis (bang Minnesota) thậm chí còn thông qua biện pháp cực đoan, yêu cầu giải tán tiêu cục cảnh sát, thành phố New York rộng lớn như vậy cũng bắt chước theo, đòi cắt giảm dự toán ngân sách cho cảnh sát… Lãnh tụ Đảng Dân chủ Nancy Patricia Pelosi dẫn đầu lượng lớn nghị viên đảng Dân chủ quỳ xuống làm trò. Người đang ra tranh cử chức Tổng thống – Biden, thậm chí còn tuyên bố nếu trúng cử sẽ bồi thường cho người da đen 1,4 tỷ USD – tính ra thì mỗi người da đen nhận được bình quân 350.000 USD… Do bị chỉ trích, “lơ là với sự khủng bố của chế độ nô lệ”, bộ phim kinh điển “Cuốn theo chiều gió” đã phát sóng 80 năm qua cũng bị HBO gỡ xuống!

Do tình hình dịch bệnh, số người Mỹ tử vong đã lên đến hơn 100.000 người (tính đến 13/6 là 116.000 người – PV), cũng chưa từng thấy có chính khách hoặc đoàn thể nào có phản ứng vô cùng đau đớn như cha mẹ mình chết, như họ đang làm đối với cái chết của George Floyd thế này. Thật khó tưởng tượng, nơi có thể nói là khuôn mẫu văn minh của địa cầu, trong màn biểu diễn hài hước sau trận dịch bệnh này, trong một đêm giống như đều đã trở thành “hiện trường trao Giải Oscar” rồi…




Nhưng vẫn may là, trong niềm hân hoan của các diễn viên quần chúng này, vẫn còn rất nhiều người tỉnh táo. Ngày 2/6, bà Lily Mei – Thị trưởng thành phố Fremont (bang California) đã bị yêu cầu phải quỳ xuống trong một cuộc đối thoại với đám người bạo loạn, nhưng vị thị trưởng gốc Hoa này kiên quyết từ chối, bà nói: “Tôi ủng hộ các bạn biểu tình ôn hòa, nhưng tôi chỉ quỳ trước Thượng Đế”.

Nhà hoạt động chính trị nổi tiếng người da đen, Candace Owens cũng nói thẳng trên Twitter của mình rằng: “Tôi và kẻ đã từng cầm súng chĩa vào bụng một người phụ nữ mang thai (Floyd) không có điểm chung. Những người da đen được giáo dục không hy vọng có bất cứ mối quan hệ nào với anh ta, chúng tôi vĩnh viễn không bao giờ quỳ gối”. Đồng thời bà cũng khiển trách những giọt nước mắt của Đảng Dân chủ, mà “phiếu bầu của người da đen quan trọng hơn”.

Khi bạo loạn tại Washington lên đến đỉnh điểm, Tổng thống Trump từng có hành động khiến người ta kinh ngạc, ông đi bộ xuyên qua Nhà Trắng đến Nhà thờ St. John đối diện với nơi từng bị đốt cháy trong bạo loạn, ông giơ cao Kinh thánh và đứng sừng sững không nói lời nào. Ông viết trên Twitter rằng: “Pháp luật và trật tự!” “Không quỳ gối!”.

Trong ngày đầu tiên tôi lên lớp học sáng tác ở Mỹ, thầy giáo từng bảo mỗi người hãy viết lên bảng lý do bản thân đến Mỹ, các bạn đều viết rất nhiều kế hoạch nghề nghiệp, tôi thì viết mấy chữ: Vì tự do. Thầy giáo nói vậy có thể viết một câu hay không? Tôi nghĩ một chút, rồi thêm vào đó mấy từ: “Vì sự tự do vĩnh viễn không quỳ gối”.

Tại quốc gia mà sự ác ôn có mặt ở khắp mọi nơi, tôi chưa từng quỳ, tại vùng đất này (nước Mỹ tự do – PV) tôi tin rằng sẽ càng không (bao giờ quỳ xuống). Bạn có thể tự do quỳ, tôi cũng có tự do không quỳ. Trong thể chế dân chủ, chính khách có rất nhiều thủ đoạn để lôi kéo phiếu bầu và đây cũng không phải là điều kỳ lạ. Nhưng nếu muốn tôi chọn, tôi chắc chắn sẽ chọn người đứng để thu hút phiếu bầu. Không có gì khác hơn, tôn nghiêm chính là điểm mấu chốt để đánh giá một người có đáng tin cậy hay không. Chính khách có thể quỳ, còn nước Mỹ không thể quỳ.




Xem bài gốc dưới đây ↓

二大爷│黑命跪:政客可以跪,美国不能跪

由于东西方文化的差异,下跪这个事情被赋予了不同的含义。在这场波及全球的“黑命贵”风潮中,我们目睹了各式各样的单膝下跪,这个起源于宗教表达的动作并非屈服,而是尊崇、祷告之意。从表达和解、祈求宽容甚至是一种特定的政治诉求的角度,还是可以让人接受的。但是,这仅仅是一种出于个人理解的道德举动,不应也不能成为一种强制标准。

在骚乱中,出现了大量暴乱的黑人当街拦下毫无关系的白人,强迫对方下跪致歉。推特上一位“黑命贵”组织的成员在大街上公然截住一位正在跑步锻炼的白人女孩,让她下跪为自己的白人身份认罪。处于弱势的姑娘只能照做。一个黑人老板在强迫自己的白人女员工下跪致歉后,这位可怜的女士还得面对镜头感谢自己的老板给了自己这次机会,能够让她为自己的"白人特权"表达歉意……

这已经不是黑命贵,而是黑命跪。

在北卡的卡里镇,警察们为了换取黑人所谓的原谅,还专门组织了一场跪着为黑人洗脚的活动。部分白左为了表达自己的赎罪心情,甚至用铁链锁身,木枷锁颈,用近乎自虐的方式求和。

这场打着反种族主义旗号的表演,正在急速的滑向令人作呕的深渊。让人十分不解的是,这场运动蔓延到其他国家后,居然上演着同样的剧情。加拿大的特鲁多下跪、英国要推翻诸多历史人物铜像,法国黑人要求白人滚粗法国……

整个西方文明,在这场越来越滑稽的“黑命跪”风潮中,都在争先恐后的向无理取闹下跪,向地痞流氓乞和,向得寸进尺献媚。始发地明尼阿波利斯甚至通过极端措施,要取消警察局,纽约等地跟风要削减警察预算……民主党领袖洛佩希率领大批民主党议员下跪作秀,竞选总统的拜登甚至宣称如果当选要赔偿黑人14万亿美元——算下来平均每个黑人35万美元……因为被指责“忽视奴隶制度的恐怖性”,热播八十年的经典影片《乱世佳人》被HBO下架!


新冠疫情美国死亡人数超过十万人,也不曾见哪个政客或者哪个团体如丧考妣反应至此啊。你很难想象,堪称地球模板的文明,在这场疫情之后的滑稽的表演中,一夜之间好像都成了奥斯卡颁奖的现场……

还好,一片龙套的欢腾之中,还是有很多清醒的人。6月2日,加州的弗里蒙特市市长莉莉·梅(Lily Mei)在与示威者的对话中被要求下跪,这位华裔女市长坚决拒绝,说:我支持你们和平示威,但我只跪上帝。

黑人著名的女政治活动家的坎迪斯·欧文斯(Candace Owens)也在自己的推特上直言:“我和那个曾经把枪对着孕妇肚子的人(弗洛伊德)没有共同之处。受过教育的黑人不希望与他有任何关系,我们永远也不会屈膝。”同时她直斥民主党的眼泪:“黑人的命对民主党从来不重要,黑人的选票更重要”。

川建国在华盛顿暴乱高潮时,曾经做出惊人举动,徒步穿越白宫到对面一度在暴乱中被焚的圣约翰教堂,高举圣经,无语矗立。他在推特上说:“法律与秩序!”“不跪!”

我在美国上写作课的第一天,老师曾经让每个人在黑板上写下自己来美国的原因,同学们都写了很多高大上的职业规划,我写了两个词:为了自由。老师说能写一个句子吗?我想了想,加了几个词:为了永不下跪的自由。

在恶棍遍地的国家我不曾下跪,在这片土地我相信更不会。你有跪的自由,我也有不跪的自由。民主体制下政客拉票伎俩很多,也不足为奇。但如果要我选的话,我肯定选站着拉票的。无他,有尊严有底线的人更值得信赖。政客可以跪,美国不能跪。

Tank Man
2020/6/10


© Tank Man
    Phụng Minh biên dịch
Nguồn:  二大爷 │ 黑命跪:政客可以跪,美国不能跪, ‘Mạng người da đen quý giá’: Chính khách có thể quỳ, nước Mỹ không thể quỳ - Tank Man

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages