Tổng thống Trump từ bỏ WHO là việc hoàn toàn đúng đắn - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Tổng thống Trump từ bỏ WHO là việc hoàn toàn đúng đắn



Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (phải) và Giám đốc Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO Michael Ryan tham dự một cuộc họp báo hàng ngày về virus Vũ Hán tại trụ sở của WHO vào ngày 6/3/2020, tại Geneva. (Ảnh: FABRICE COFFRINI / AFP qua Getty Images)

Ngày 29/5/2020, Tổng thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ đang chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Trước sự việc Tổng thống phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề, bà Betsy McCaughey, cựu Giám đốc Cơ quan Thực thi Pháp luật Tiểu bang New York đã bình luận rằng quyết định này của ông Trump là hoàn toàn sáng suốt và đúng đắn, bởi vì các bằng chứng đã cho thấy rằng khoản tài trợ 450 triệu USD của Hoa Kỳ đối với WHO là việc “ném tiền qua cửa sổ”.

Gần đây, Associated Press [AP] đã tiết lộ cách WHO lừa dối thế giới về sự che đậy của Trung Quốc tại giai đoạn bùng phát ban đầu của virus viêm phổi Vũ Hán. Những lời nói dối đó đã làm trì hoãn chương trình ứng phó dịch bệnh của các quốc gia khác, khiến hàng trăm ngàn người vô tội bị dịch bệnh cướp đi sinh mệnh.

AP đã tiếp cận được bản ghi âm các cuộc họp nội bộ của giới chức WHO vào tháng 1/2020, liên quan đến việc không tiết lộ hành vi che đậy dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc. Trong khi đó, họ công khai ca ngợi Trung Quốc trên trường quốc tế. Sự lừa dối này khiến cả thế giới không thể ngờ và cũng không kịp chuẩn bị cho tình huống dịch bệnh này sẽ trở thành đại dịch toàn cầu.




Ngay cả khi thông tin tồi tệ [mới khám phá này] chưa được tiết lộ thì việc Tổng thống Trump quyết định rút khoản tài trợ và uy tín của Hoa Kỳ ra khỏi WHO là một việc làm hoàn toàn đúng đắn. Tổ chức này có vết nhơ liên quan đến một loạt dịch bệnh toàn cầu trước đây, từ dịch SARS cho đến dịch cúm H1N1 và Ebola. Sau hậu quả của đại dịch Ebola năm 2014, giám đốc Ashish Jha của Viện Y tế Toàn cầu Harvard đã viết về những mối nghi ngờ gia tăng khi WHO thường không thể thực thi trọng trách của mình trong những bối cảnh cần thiết nhất của thế giới.


Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp báo hàng ngày về virus COVID-19 tại trụ sở của WHO vào ngày 2/3/2020 tại Geneva. (Ảnh: Fabrice Coffrini / AFP / Getty Images)

Hãy xem cách WHO chi tiêu. Chỉ có 4% ngân sách dành cho vật tư y tế, 8% dành cho du lịch hàng không và 40% là để chi trả tiền lương và trợ cấp. Cơ cấu tổ chức của WHO “cồng kềnh”, không nghiêm ngặt và quan liêu.

Theo điều tra của AP, hàng năm, WHO chi hàng trăm triệu USD cho các cuộc họp, các chuyến du lịch hạng thương gia và khách sạn hàng đầu. WHO đã nhắm mắt làm ngơ khi các nhân viên cấp cao “mang theo người tình trong các chuyến công tác ngoài kế hoạch“. Vậy tại sao những khoản thuế của người dân Hoa Kỳ lại phải dùng để chi trả cho các “cuộc vui thú” bằng công quỹ mang tính toàn cầu như vậy?




Mong độc giả hãy phân biệt rõ WHO với Hội Chữ thập đỏ, Tổ chức Bác sĩ không biên giới và các tổ chức y tế khác. Ngày 30/5/2020, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ông Robert O’Brien, đã đề nghị Hoa Kỳ chuyển tài trợ sang các tổ chức y tế tuyến đầu như liệt kê ở trên.

Theo tiết lộ mới nhất của AP, các lãnh đạo WHO đã tổ chức họp kín về vấn đề Trung Quốc che giấu virus, trong khi trước thế giới, tổ chức này công khai ca ngợi “tính minh bạch” của Trung Quốc.

Ngày 2/1/2020, Trung Quốc đã xác định được trình tự bộ gen của virus. Họ đã giữ kín thông tin này cho đến ngày 11/1. Tệ hơn nữa, cho đến ngày 20/1, Trung Quốc vẫn che giấu việc virus này có thể lây truyền từ người sang người. Vào thời điểm này, họ [WHO] tuyên bố rằng “chưa xác định được bằng chứng về việc virus Corona có thể lây truyền từ người sang người”, mặc dù lúc đó các bệnh viện Vũ Hán đã tràn ngập bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Trước thời điểm Trung Quốc đóng cửa Vũ Hán, khoảng 5 triệu người đã rời khỏi thành phố này, mang mầm bệnh phát tán trên khắp thế giới.


Cách đây vài ngày, lá thư bí mật của ĐCS Trung Quốc gửi Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros yêu cầu không cho Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới, đã bị lộ (Ảnh: Naohiko Hatta - Pool/Getty Images)

Ông Ali Mokdad thuộc Đại học Washington lý giải: “Rõ ràng rằng nếu Trung Quốc và WHO hành động cấp bách hơn, thì chúng ta đã có thể cứu được nhiều người hơn và biết bao nhiêu người đã không phải chịu thiệt mạng như thế này”.

Tuy nhiên, hãy xem Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus minh oan cho sự lừa dối của Trung Quốc như thế nào. Vào ngày 30/1/2020, ông ta nói: “Tốc độ mà Trung Quốc phát hiện ra ổ dịch, phân lập virus, giải mã bộ gen và chia sẻ nó với WHO và thế giới là rất ấn tượng và không thể nói nên lời”. Ông ta còn nói hành động đó của Trung Quốc là “tiêu chuẩn ứng phó mới” trước sự bùng phát của dịch bệnh.




Có thể thấy, “tiêu chuẩn Đảng Cộng sản Trung Quốc” là sự lừa dối và để mặc hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Điều tương tự đã xảy ra khi Trung Quốc che giấu đại dịch SARS vào năm 2003.

Vào tháng Tư, khi Tổng thống Trump tuyên bố đình chỉ tài trợ đối với WHO, Tổng giám đốc Tedros đã “phồng mang trợn mắt” thuyết giảng rằng: “Không nên lấy cớ dịch bệnh để chống đối nhau hoặc lập chiến tích về chính trị”. Ông Tedros có lẽ chưa soi xét lại bản thân mình, vì chính ông ta đang hành động vì chính trị. Việc Đài Loan bị tước quyền tham gia hai cuộc họp khẩn cấp về virus viêm phổi Vũ Hán là bằng chứng không thể chối cãi.

Đài Loan đã phát hiện những ca nhiễm virus viêm phổi Vũ hán sớm nhất và là quốc gia đầu tiên thông báo với WHO rằng virus này có khả năng lây truyền trong cộng đồng. Nhưng vì bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với Đài Loan đều có thể khiến Bắc Kinh tức giận, Tedros đã bất chấp [mọi rủi ro liên quan đến sức khỏe cộng đồng thế giới] để thể hiện lòng trung thành của mình.


Kể từ lúc ngồi vào ghế TGĐ WHO, ông Tedros đã tuyên bố tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc". Kết quả là, Đài Loan bị chặn tư cách thành viên và không được tham dự bất kỳ diễn đàn nào của tổ chức này. (Ảnh tổng hợp)

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tuyên bố rằng theo Hiến pháp, Tổng thống không có quyền giữ lại khoản tài trợ đối với WHO, hoặc ngừng quan hệ với WHO mà không được Quốc hội thông qua. Chúng ta sẽ chờ Hội đồng luật sư thương thảo chuyện này. Tổng thống Trump có lý do thuyết phục rõ ràng đối với quyết định này. WHO không xứng đáng nhận tài trợ của Hoa Kỳ. Tổ chức này đã đặt chính trị lên trên vấn đề sức khỏe và tính mạng của người dân toàn cầu, đã lãng phí tiền thuế của người dân Hoa Kỳ vào những chuyến đi vì mục đích chính trị và cuộc sống xa hoa hoang phí của các nhân viên của mình.

Tác giả: Betsy McCaughey, bà là cựu Giám đốc Cơ quan thực thi pháp luật của của tiểu bang New York, chủ tịch Ủy ban Giảm tử vong do nhiễm trùng, đồng thời là tác giả cuốn sách sắp phát hành “Cơn sốt đại dịch tiếp theo”


© Nguyên Hương
    NTDVN
    Theo AP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages