Sự suy giảm kinh tế thảm họa do cuộc khủng hoảng COVID-19 và kế hoạch chi tiêu phục hồi chưa từng có được Tổng thống Donald Trump phê duyệt sẽ khiến thâm hụt ngân sách năm tài khóa 2020 của Mỹ lên mức kỷ lục 3,8 nghìn tỷ USD, tương đương 19% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, theo Committee for a Responsible Federal Budget.
Theo ước tính tương tự, thâm hụt tài khóa 2021 sẽ đạt 2,1 nghìn tỷ USD vào năm 2021, và trung bình 1,3 nghìn tỷ USD đến năm 2025 khi nền kinh tế phục hồi sau những tác động của việc phong tỏa bắt buộc.
Để tài trợ cho nỗ lực tài khóa đầy choáng váng này, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã đề xuất tăng thuế thật mạnh, điều này sẽ không giúp ích cho nền kinh tế cũng như không làm giảm thâm hụt.
Giải pháp cho thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ không phải là thuế nhiều hơn. Ngay cả trong kịch bản tổng số thu lạc quan nhất, không có chương trình tăng thuế nào thậm chí có thể bắt đầu giải quyết thâm hụt cơ cấu, ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD/năm, thậm chí ít hơn với các ước tính nêu trên.
Nhiều thuế hơn sẽ làm tổn hại đến sự phục hồi, làm hỏng tiềm năng cải thiện công việc và giảm đầu tư vào nền kinh tế. Nhiều thuế hơn có nghĩa là tăng trưởng ít hơn và không cải thiện thâm hụt.
Chính quyền Obama đã học được bài học này một cách nhanh chóng và gia hạn việc cắt giảm thuế của tổng thống Bush vào năm 2010 trong khi thêm một loại cắt giảm thuế mới vào năm 2013. Các khoản tăng thuế sai lầm khác của Hoa Kỳ trong năm 2013 đã không làm được gì để giảm nợ, và đã khiến cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm nằm dưới mức tiềm năng.
Thuế tài sản, thường được lặp lại bởi các chính trị gia cực đoan nhất ở Mỹ, sẽ không chỉ cung cấp doanh thu cực kỳ nhỏ cho Kho bạc, nó sẽ tạo ra nhiều tiêu cực hơn bất kỳ sự cải thiện nào trong số thu thuế. Có một lý do tại sao hầu hết mọi quốc gia châu Âu đã bỏ thuế tài sản. Các số thu không đáng kể và tác động tiêu cực đến đầu tư, đến việc thu hút vốn và tạo việc làm lớn hơn bất kỳ sự gia tăng doanh thu nào.
Doanh thu từ thuế tài sản so với GDP ở các quốc gia nơi nó tồn tại nằm trong khoảng từ 0,2% ở Tây Ban Nha đến 1,3% ở Thụy Sĩ. Không có cách nào để thuế tài sản sẽ thu được 1,4% so với GDP như Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren (D-Mass.) ước tính. Thuế tài sản tại Mỹ có lẽ sẽ không làm giảm mức thâm hụt hiện có, chưa kể đến việc tài trợ hàng nghìn tỷ cho các khoản chi tiêu cố định mà Biden đã công bố.
Vậy, làm thế nào Hoa Kỳ có thể giảm thâm hụt?
Thâm hụt của Mỹ đang tăng lên do tăng chi tiêu quá mức mặc dù thời gian thu thuế tăng. Thu nhập của chính phủ liên bang tăng 4%, đạt 3,46 nghìn tỷ USD trong năm tài chính 2019, theo một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO). Tuy nhiên, chi tiêu đã tăng hơn 8%, đạt 4,45 nghìn tỷ USD.
Sự gia tăng thâm hụt năm 2019 không phải do “cắt giảm thuế”. Mà ngược lại, việc cắt giảm thuế đã giúp nền kinh tế được mở rộng, tạo ra việc làm và tăng tổng số thu thuế cùng một lúc. Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 25 tỷ USD (+12%), trong khi thuế thu nhập cá nhân và thuế lương cùng tăng 106 tỷ USD (+4%). Nhìn chung, tổng số thu thuế tăng 4% (3,462 tỷ USD trong năm tài chính 2019). Tổng số thu vẫn ở mức 16,15% GDP, đây là con số có xu hướng dài hạn và phù hợp với một nền kinh tế vẫn đang mở rộng với mức tăng trưởng vừa phải.
Vấn đề chính là tổng số tiền chi tăng 8% (lên tới 4.447 tỷ USD), chủ yếu do chi phí bắt buộc trong An sinh xã hội, Chăm sóc y tế và Hỗ trợ y tế .
Những người nói rằng thâm hụt sẽ được giải quyết bằng cách loại bỏ việc cắt giảm thuế của tổng thống Trump có vấn đề về toán học. Không có cách nào mà trong đó bất kỳ hình thức đo lường thu nhập nào có thể bù đắp cho một khoản tăng chi tiêu 339 tỷ USD.
Không một nhà kinh tế nghiêm túc nào có thể tin rằng việc giữ mức thuế suất không có tính cạnh tranh cao hơn mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ tạo ra nhiều số thu hơn. Hơn nữa, không một nhà kinh tế nghiêm túc nào có thể tin rằng loại bỏ việc cắt giảm thuế của tổng thống Trump sẽ tạo ra hơn 300 tỷ USD doanh thu mới và bổ sung thêm.
Hãy nhớ rằng số thu thuế doanh nghiệp đã giảm 1% trong năm 2017 và 13% vào năm 2016 trước việc cắt giảm thuế của tổng thống Trump. Suy giảm lợi nhuận hoạt động đã rõ ràng. Ngược lại, việc giảm thuế doanh nghiệp đã giúp các công ty phục hồi, từ đó khiến tổng doanh thu năm tài khóa tăng 13 tỷ USD lên 3.329 tỷ USD trong năm tài chính 2018, theo CBO.
Vấn đề của ngân sách Hoa Kỳ là chi tiêu bắt buộc.
Chi tiêu bắt buộc là 2,7 nghìn tỷ USD trong tổng số 4,45 nghìn tỷ USD chi tiêu trong năm tài chính 2019. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 3,3 nghìn tỷ USD đến năm 2023. Ngay cả khi chi tiêu tùy tình hình không thay đổi, tổng chi tiêu được ước tính sẽ tăng đáng kể so với bất kỳ khoản tạm ứng doanh thu thuế nào.
In tiền không giảm thâm hụt hoặc nợ. Cục Dự trữ Liên bang đã tăng bảng cân đối kế toán lên mức cao kỷ lục để đạt tới 10 nghìn tỷ USD, và việc mua Trái phiếu Kho bạc chỉ khiến các chính phủ tiếp tục chi tiêu vượt quá ngân sách và vượt quá chiều hướng các số thu.
Hơn nữa, nếu những người đề xuất in tiền hàng loạt cho chúng ta biết rằng thâm hụt không là vấn đề gì và rằng chính phủ Hoa Kỳ nên chi tiêu mọi thứ mình cần bởi vì Fed sẽ thu hồi tất cả các khoản nợ, vậy thì có cần phải có thuế cao hơn không? Trên thực tế, nếu những người đề xuất Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT) là đúng thì thuế nên bị cắt giảm và các thâm hụt nên được tiền tệ hóa để đưa đến phục hồi.
Vấn đề là cây tiền ma thuật không tồn tại. Chính sách tiền tệ chỉ che giấu một bài toán chi tiêu có cấu trúc và đầy nguy hiểm, và hành vi liều lĩnh này chỉ có thể được duy trì nếu đồng đô-la Mỹ vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới. Do đó, không chỉ có giới hạn về số tiền mà Fed có thể in, mà còn có một rủi ro là nếu các chính phủ không giảm chi tiêu, Hoa Kỳ có thể mất vị thế tiền tệ dự trữ thế giới.
Do đó, giải pháp duy nhất để Mỹ giảm nợ là giảm chi tiêu và quyền lợi xã hội.
Bất kỳ chính trị gia nào cũng nên hiểu rằng đơn giản là không thể thu thêm 3 nghìn tỷ USD/năm lên các khoản thu hiện có. Họ cũng nên hiểu rằng niềm tin vào đồng đô-la Mỹ có thể sụp đổ nếu thâm hụt tiếp tục phình lên.
Hoàn toàn không thể tăng gấp đôi các số thu của một năm tăng trưởng như năm 2019 với thuế cao hơn. Thuế cao hơn sẽ chỉ phá hủy một nền kinh tế vốn đã yếu và trì hoãn sự phục hồi. Hoàn toàn không thể giảm thâm hụt bằng cách in tiền. Chính phủ sẽ chỉ tăng chi tiêu nếu họ có thể tiền tệ hóa nó bằng chi phí của tiền lương và tiết kiệm thực tế.
Việc tin rằng thâm hụt có thể được giảm bằng cách tăng thuế hàng loạt là không hiểu nền kinh tế Mỹ và tình hình toàn cầu. Nó sẽ dẫn đến phá hủy việc làm, di chuyển công ty sang các nước khác và đầu tư thấp hơn. Việc tin rằng thâm hụt sẽ được giảm bằng cách in tiền là không hiểu những thúc đẩy trái chiều của các chính phủ.
Bằng chứng cho thấy bài toán của Hoa Kỳ là một vấn đề chi tiêu mà ngay cả những người đề xuất tăng thuế hàng loạt cũng không mong chờ cắt giảm thâm hụt một cách có ý nghĩa, thậm chí còn ít giảm bớt được nợ; đó là lý do tại sao họ cho thêm việc in tiền hàng loạt vào các giải pháp ma thuật của họ. Nó cũng sẽ không hoạt động. Và chính sách liều lĩnh này có thể phá hủy vị thế dự trữ đô-la Mỹ của Hoa Kỳ.
Vẫn có những vấn đề nợ, ngay cả khi lãi suất thấp. Tăng nợ và chi tiêu có nghĩa là tăng trưởng thấp hơn và tiền lương thực tế thấp hơn trong tương lai.
Daniel Lacalle, Tiến sĩ, nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis và là tác giả của cuốn “Tự do hay Bình đẳng”, “Thoát ra khỏi bẫy Ngân hàng Trung ương” và “Cuộc sống trong Thị trường Tài chính”.
© Thủy Tiên
NTDVN
Theo The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét