Chiến tranh công nghệ, cú ra đòn của người Mỹ - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Chiến tranh công nghệ, cú ra đòn của người Mỹ



Hình minh họa:

Vòng đời của một mốt xe ô tô tầm 5 năm. Sự khác biệt giữa chiếc xe đời mới và đời cũ chủ yếu là phần công nghệ chứ phần cơ khí thì từ hàng thế kỷ nay vẫn thế. Vẫn động cơ đốt trong 4 thì, thế thôi. Người ta nói động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu hơn, hiệu suất cao hơn bla bla bla… nghe tưởng như xe được cải tiến phần cơ khí, nhưng không phải, tạo nên những thành tựu “cơ khí” đó là do sự can thiệp của công nghệ thôi.

Ngày nay công nghệ đi sâu vào mọi tiện ích của cuộc sống cá nhân và nó là công cụ điều hành doanh nghiệp, điều hành xã hội vv… Mới cách đây chừng một thập kỷ, khái niệm căn nhà thông minh, thành phố thông minh, chính quyền điện tử còn khá xa lạ thì nay nó đã trở nên quen thuộc. Rồi trong lĩnh vực quân sự cũng vậy, ngày nay từ “tác chiến điện tử” không còn xa lạ gì nữa. Và thực tế, quốc gia nào mạnh về công nghệ thì quân sự của họ cũng mạnh, điều đó không thể phủ nhận.




Được biết, trong danh sách 500 công ty có vốn hóa thị trường mạnh nhất của Mỹ (S&P 500) thì độc chiếm ở 4 vị trí dẫn đầu là 4 đại gia công nghệ theo thứ tự Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft, và Amazon. Trong đó hiện nay vốn hóa của Apple đã đạt 2.300 tỷ đô la, và 3 đại gia công ty còn lại vốn hóa đều hơn 1.000 tỷ đô. Thậm chí một công ty ô tô công nghệ non trẻ như Tesla cũng có vốn hóa thị trường vượt Toyota. Điều đó chứng tỏ công nghệ là xu thế phát triển của thế giới.

Đang trong thế trên cơ, Mỹ muốn tấn công vào lĩnh vực công nghệ của Tàu để ngăn cản quốc gia này phát triển đe dọa vị thế của họ. Chính vì vậy mà Mỹ luôn ra đòn trước, tất nhiên Tàu chỉ đủ trình độ chống đỡ chứ chưa đủ trình độ phản đòn. Như ta biết, Mỹ cấm TikTok hoạt động tại Mỹ và ép ByteDance bán Tik Tok cho các đại gia Mỹ, thì ngay sau đó Trung Cộng đã có cú né đòn. Bắc Kinh quyết chơi bài “ăn không được phá cho hôi”, chính quyền Tàu Cộng đã cấm ByteDance bán Tik Tok, thà chấp nhận mất 50 tỷ đô chứ không thể để Tik Tok rơi vào tay người Mỹ để rồi sau đó, người Mỹ lại dùng đứa con đẻ của chính người Tàu để chiếm lấy thị trường thế giới.


Hiện nay thị trường nội địa đã gần như bão hòa với các công ty công nghệ Tàu, vậy nên họ đang phát triển ra bên ngoài biên giới Tàu để tìm kiếm thị trường. Thế nhưng điều bất lợi là thị trường Ấn Độ thì đang tẩy chay sản phẩm công nghệ Tàu, còn Mỹ thì đang cấm các công ty công nghệ Tàu. Đây là một khó khăn rất lớn, thế nhưng các đại gia Tàu không phải là vừa, họ vẫn đang tìm cách né đòn. Bị mất 2 trong 3 thị trường lớn nhất thế giới ngoài nước Tàu, các đại gia công nghệ nước này đã chuyển hướng sang đầu tư ở các thị trường nhỏ hơn, đăc biệt là thị trường nào ngoài tầm kiểm soát của người Mỹ. Đây phải nói là một chiến lược rất khôn ngoan.

Đông Nam Á là thị trường trên 600 triệu dân, ASEAN lại là một tổ chức lỏng lẻo không đồng lòng, các quốc gia trong khối này thì lại sợ Tàu đồng thời cũng chẳng thân với Mỹ như Hàn Nhật nên đây là thị trường mà Tàu có thể khai thác được vì nó nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Mỹ. Hiện nay ByteDance đang xây dựng trụ sở ở Singapore để phát triển Tik Tok trên thị trường Đông Nam Á này. Đây có thể nói là nơi trú ẩn khá an toàn của các công ty công nghệ Tàu vì lệnh cấm của Mỹ khó mà với tới nơi đây được. Cho dù Mỹ có vận động, thì các nước này cũng chẳng nghe lời Mỹ như Anh Quốc đã nghe lời Mỹ tống cổ Huawei.

Sau Mỹ, Anh quốc là một nước có công nghệ phần cứng rất mạnh với viên ngọc quý là Arm Holdings. Công ty này chuyên thiết kế chip và cấp phép các thiết kế này cho các ông lớn như Apple, Broadcom, Marvell và Nvidia vv… Hiện nay hết 95% điện thoại smartphone trên thế giới sử dụng chip được Arm Holdings cấp phép sản xuất. Năm 2016, tập đoàn công nghệ Softbank của Nhật mua Arm Holdings với giá 32 tỷ đô la. Từ năm 2019 thì chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung nổ ra, Mỹ muốn cắt đứt nguồn cung cấp chip cho các công ty công nghệ Tàu vì thế mà nay công ty sản xuất chip đồ họa – Nvidia của Mỹ đã đàm phán với Softbank mua lại thành công Arm Holdings với giá 40 tỷ đô la. Đây là thương vụ mua bán mang màu sắc chính trị khá rõ.




Mỹ nắm trong tay những công ty sản xuất phần cứng lớn nhất thế giới như: Intel, Apple, Braodcom, Qualcomm, Marvell, Nvidia, AMD vv.. giờ lại tóm luôn Arm Holdings thì có thể nói, nguồn cung cấp phần cứng cho các đại gia công nghệ Tàu đã nằm gọn trong tay người Mỹ. Được biết các bản thiết kế chip của Arm Holdings là thành phần quan trọng đối với nhiều nhà sản xuất smartphone và các công ty trí tuệ nhân tạo ở Trung Cộng. Nếu ví công nghệ là một căn nhà thì phần cứng là nền móng còn phần mềm là những thứ đứng bên trên cái nền móng ấy. Rõ ràng cú thâu tóm Arm Holdings của người Mỹ không khác nào là một cú đấm trời giáng mà người Mỹ dành tặng cho người Tàu. Nắm phần móng, Mỹ mà cho đào hầm phá sập móng thì căn nhà công nghệ Tàu sẽ đổ, đó là diều mà Trung công hiểu hơn ai hết. Đây có thể nói là bước đi vô cùng lợi hại của người Mỹ. Đòn vừa hay vừa hiểm, tuy nhiên trong đòn đánh này có sự giúp sức của người Nhật.

Như đã nói, người tàu cũng không phải là kẻ dễ chơi. Được biết Arm Holdings có một liên doanh với các công ty công nghệ Tàu, đó chính là Arm China đặt trụ sở tại Tàu. Điều đáng nói là Arm China đã bị các nhà đầu tư Tàu nắm giữ 51% cổ phần, vừa đủ để người tàu nắm quyền điều khiển. Chính vì vậy mà hồi tháng 5 vừa qua, Arm Holdings ra quyết định sa thải Giám đốc Arm China – Allen Wu nhưng ông này bất tuân. Điều này chứng tỏ quyết tâm của người Tàu là phải làm chủ Arm China để giảm bớt thiệt hại bởi cú ra đòn của người Mỹ nhắm vào ngôi nhà công nghệ của họ.

Hiện tại thì tầm của Arm China vẫn chưa thể so sánh với Arm Holdings, nên việc bám vào Arm China chỉ là giải pháp mang tính cứu cánh chứ không phải là nền tảng. Không biết trong tương lai Arm China có thể thay thế được Arm Holdings tại thị trường Tàu hay không? Chỉ biết trước mắt ngành công nghệ tàu sẽ rất vất vả với người Mỹ. Mong rằng, Mỹ đè đầu được kẻ đang lên đầy hung hăng này. Để Tàu lớn mạnh, đó là mối nguy cho cả thế giới./.


© Đỗ Ngà
    FB Đỗ Ngà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages