ĐCS Trung Quốc 'nói một đằng, làm một nẻo' - EU hoang mang - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

ĐCS Trung Quốc 'nói một đằng, làm một nẻo' - EU hoang mang



"Ma quỷ ẩn náu sau các quy định chi tiết khi nói đến một thỏa thuận thành công với Trung Quốc. Chúng tôi phải cẩn thận trong việc xây dựng một thỏa thuận cụ thể" (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)

Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy nền kinh tế kế hoạch tập trung theo hệ tư tưởng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở trong nước, trong khi các quan chức của ông ca ngợi nền kinh tế thị trường tự do ở nước ngoài.

Trước khi các nhà lãnh đạo châu Âu đồng ý một thỏa thuận đầu tư mang tính bước ngoặt với Bắc Kinh, họ muốn biết bản chất của chế độ quản lý kinh tế của Trung Quốc mà họ sẽ ký thỏa thuận cùng.

Đó có phải là nền kinh tế theo chủ nghĩa quốc tế, đa phương được các nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh ở nước ngoài tích cực tuyên truyền và thổi phồng? Hay nó là một thể chế kinh tế tập trung cực quyền trong nước theo khuynh hướng hệ tư tưởng ĐCSTQ?




Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) ngày càng nghi ngờ rằng Trung Quốc đang theo đuổi cách thứ hai. Điều này làm suy yếu triển vọng thương mại của Trung Quốc với EU.

EU và Trung Quốc đang thúc đẩy các giá trị khác nhau

Sau cuộc hội đàm với ông Tập hôm thứ Hai, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tỏ rõ thất vọng với việc Bắc Kinh miễn cưỡng mở cửa nền kinh tế của mình. Bà phàn nàn rằng cho tới giờ này EU vẫn phải thuyết phục Trung Quốc rằng việc mở cửa thị trường là “đáng để có một thỏa thuận đầu tư”.


Bà Ursula von der Leyen chỉ trích Trung Quốc về những vi phạm nhân quyền ở Hong Kong và chống lại người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương. (Ảnh:Maja Hitij/Getty Images)

Trong bài phát biểu tại Liên bang hôm thứ Tư (ngày 16/9), bà còn đi xa hơn trong việc nhấn mạnh hố sâu ý thức hệ với Bắc Kinh, và chỉ trích Trung Quốc về những vi phạm nhân quyền ở Hong Kong và chống lại người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.

Bà nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, EU và Trung Quốc đang thúc đẩy các hệ thống quản trị và xã hội rất khác nhau. Châu Âu tin vào giá trị phổ quát của dân chủ và quyền của cá nhân.”

“Tôi không tin tưởng những cam kết của Trung Quốc trong việc hỗ trợ thương mại mở và chống chủ nghĩa bảo hộ” , theo chuyên gia Reinhard Bütikofer của Green MEP.


Trong khi châu Âu nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, vấn đề cơ bản của họ là ông Tập đã tuyên bố các thông điệp hết sức nghiêm túc tại quê nhà về việc củng cố hệ tư tưởng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đó là tăng cường thiết chế một nền kinh tế tập trung, cực quyền do nhà nước lãnh đạo - một thông điệp hoàn toàn trái ngược với bức tranh tự hoạ mà Trung Quốc trình bày ở nước ngoài.

'Nói một đằng, làm một nẻo'

Ở quê nhà, ông Tập ca ngợi những phẩm chất của “nền kinh tế chính trị ĐCSTQ”, trong khi các quan chức "hung hăng" chống lại bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài nào vào những gì họ coi là "các vấn đề chính trị của Trung Quốc", cho dù ở Hong Kong, Tân Cương hay thậm chí là Đài Loan. Các hãng thông tấn do chính phủ kiểm soát đăng các bài xã luận về tầm quan trọng của các công ty quốc doanh và một nền kinh tế dưới sự chỉ huy và kiểm soát của ĐCSTQ.

Mới đây nhất, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vạch ra kế hoạch cho một 'kỷ nguyên mới', trong đó nhấn mạnh vào việc nắm quyền kiểm soát đối với cả hoạt động kinh doanh tư nhân ở Trung Quốc thông qua xây dựng đảng bộ, chi bộ tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc cử người của đảng, nhà nước hiện diện tại từng doanh nghiệp thuộc khu vực này. Theo Xinhuanet, kế hoạch này được trình bày chi tiết trong một tuyên bố dài 5.000 từ - và tất cả các khu vực, các cơ quan trong nước đã được yêu cầu tuân theo các hướng dẫn mới.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vạch ra kế hoạch cho một 'kỷ nguyên mới', trong đó nhấn mạnh vào việc nắm quyền kiểm soát đối với cả hoạt động kinh doanh tư nhân ở Trung Quốc (Ảnh: JUAN MABROMATA/AFP qua Getty Images)

Hoàn toàn trái ngược với thông điệp của ông Tập và thiết chế mà ông đang xây dựng tại Trung Quốc, trên trường quốc tế, các quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc bày tỏ sự nhiệt tình của họ trong việc tìm kiếm thỏa thuận đầu tư với EU vào cuối năm nay, tuyên bố rằng ĐCSTQ coi trọng nền kinh tế thị trường cởi mở, tự do cạnh tranh và chủ nghĩa đa phương “đôi bên cùng có lợi”.

Đó là thông điệp mà nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thường mang theo trong các chuyến thăm châu Âu.

Với cách tiếp cận quanh co, thiếu trung thực đó của Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên khi EU không vội vàng ký kết bất cứ điều gì.

ĐCSTQ với những 'lời lẽ mâu thuẫn' - EU hoang mang




Phát biểu với hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã sau chuyến thăm Tây Ban Nha và Hy Lạp trong tháng này, ông Vương cho biết EU là “một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất đối với Trung Quốc”. Vương đã thúc đẩy một thỏa thuận đầu tư vào cuối năm nay và thúc giục EU tăng cường hợp tác trong kinh tế và thương mại, tính bền vững và công nghệ kỹ thuật số.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu đang vô cùng lo lắng trước những lời lẽ ngày một khắt khe, theo chủ nghĩa tập quyền - và ngày càng có nhiều quan chức Bắc Kinh đang "tuôn ra" những lời lẽ mâu thuẫn với chính họ tại các thời điểm khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau.

Trong một bài xã luận vào ngày 15/8 trên tờ Qiushi (tập san chính trị) của ĐCSTQ, ông Tập nói rằng nền kinh tế chính trị do nhà nước lãnh đạo của Trung Quốc vẫn phải là nền tảng để đất nước xây dựng tương lai, với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được hưởng một vị thế đặc quyền. Lập trường đó khó có thể làm hài lòng các quan chức thương mại EU, những người có ý tưởng về một sân chơi bình đẳng, đồng nghĩa với việc giảm sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với các DNNN.


Các nhà ngoại giao “chiến binh sói” của Bắc Kinh đang có sức ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, và Trung Quốc được cho là đang cố gắng gây hấn với các nước giàu hơn và nghèo hơn ở châu Âu để gây mâu thuẫn nội bộ EU (Ảnh: Getty Images)

Các nhà hoạch định chính sách của châu Âu cũng đang lo lắng bởi một loạt các yếu tố khác cho thấy Trung Quốc là một đối tác đáng ngờ. Các nhà ngoại giao “chiến binh sói” của Bắc Kinh đang có sức ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, và Trung Quốc được cho là đang cố gắng gây hấn với các nước giàu hơn và nghèo hơn ở châu Âu để gây mâu thuẫn nội bộ EU.

'Ma quỷ đang ẩn nấu sau một thỏa thuận thành công với Trung Quốc'

Bà Evelyne Gebhardt, Phó chủ tịch phái đoàn Nghị viện châu Âu tại Trung Quốc cho biết: “Những gì chúng ta thấy kể từ khi Tập Cận Bình trở thành chủ tịch nước là một Trung Quốc trở nên ngông cuồng hơn nhiều ở nước ngoài và đang vi phạm nhân quyền trong nước”.

Trong cuộc họp video hôm thứ Hai (ngày 21/9), các nhà lãnh đạo châu Âu đã đi đến một vài nhượng bộ cụ thể. Von der Leyen cho biết vẫn còn “nhiều việc phải làm” về tiêu chuẩn tiếp cận thị trường và phát triển bền vững.




Sau khi Luật An ninh Quốc gia ở Hong Kong bị lên án rộng rãi và những cáo buộc về việc áp đặt các quy tắc trợ cấp phá giá của Bắc Kinh, có nhiều nghi vấn được đặt ra về việc liệu Bắc Kinh có tuân thủ các cam kết của mình trong một hiệp ước đầu tư hay không.

Bernd Lange, người đứng đầu Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện cảm thấy rằng "ma quỷ đang ẩn náu" sau các quy định chi tiết khi nói đến một thỏa thuận thành công với Trung Quốc. “Chúng tôi phải cẩn thận trong việc xây dựng một thỏa thuận cụ thể", ông nói.

Reinhard Bütikofer, Green MEP, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc của Nghị viện, chia sẻ sự "bi quan" này: “Tôi không tin tưởng những cam kết của Trung Quốc trong việc hỗ trợ thương mại mở và chống chủ nghĩa bảo hộ”, ông nói.

Thông điệp không nhất quán như dao hai lưỡi

Trong  bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu vào tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại EU Zhang Ming đã mô tả các rào cản phi thuế quan như chính sách cạnh tranh của châu Âu, và việc sàng lọc đầu tư là “ngọn núi” cản đường các công ty Trung Quốc.

Một cuộc khảo sát được công bố vào tuần trước bởi Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU cho thấy, 60% các công ty Trung Quốc được khảo sát cho rằng có “sự suy giảm nhẹ”; và 10% là “sự sụt giảm đáng kể” về mức độ dễ dàng kinh doanh ở châu Âu kể từ năm 2019.

Trung Quốc cũng phàn nàn về các khoản trợ cấp nông nghiệp của EU, chiếm gần 40% chi tiêu của khối.




Tuy nhiên, thực tế là Trung Quốc dường như truyền đạt hai thông điệp đối lập nhau. Theo Andreea Brînză, Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương của Romania, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có xu hướng phát biểu theo hệ tư tưởng ĐCSTQ đối với khán giả quê nhà. “Nhưng với khán giả quốc tế, khi họ muốn thu hút đầu tư nước ngoài… họ nói về thương mại tự do, đôi bên cùng có lợi và chủ nghĩa đa phương”.

Lựa chọn nào cho EU? 

Với một tư duy tập quyền, quốc hữu hoá tài sản và kiểm soát quyết định kinh doanh bởi ĐCSTQ với các thực thể kinh tế trong nước, Trung Quốc không chỉ tạo ra rào cản sáng tạo cho khu vực tư nhân của mình, mà còn khiến phương Tây lo sợ về “bình mới rượu cũ” trong phương thức tịch thu tài sản và ăn cắp trí tuệ khi hợp tác với nước này.


Sự lo lắng của EU không đơn thuần là vì các khác biệt về nhân quyền hay dân chủ. Vấn đề ở chỗ, ông Tập đang lèo lái Trung Quốc quay trở lại với chế độ kinh tế thời Mao, với tham vọng độc tài và thâu tóm, tất cả các luật pháp quốc tế (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)

Chỉ vài tháng trước đây, một doanh nhân Mỹ đã tố cáo Trung Quốc trắng trợn cướp sở hữu trí tuệ và quốc hữu hoá nhà máy sản xuất ô tô của ông khi ông mắc kẹt ở Mỹ do đại dịch Covid-19.

Steve Saleen, người sáng lập hãng sản xuất ô tô thể thao hiệu suất cao đặc biệt Saleen Automotive, và đối tác của ông Charles Wang, một người nhập cư Trung Quốc và cựu luật sư tại một công ty luật ở New York, đã được Trung Quốc tiếp cận vào cuối năm 2015 về việc thành lập một liên doanh với thành phố Như Cao để sản xuất ô tô. Ông Saleen tố cáo Trung Quốc đã lôi kéo ông với lời đề xuất giúp ông xây dựng một công ty ô tô tiên tiến trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới, sau đó đã lợi dụng virus viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc tạo ra để đánh cắp tài sản trí tuệ của ông.

Do đó, sự lo lắng của EU không đơn thuần là vì các khác biệt về nhân quyền hay dân chủ. Vấn đề ở chỗ, ông Tập đang lèo lái Trung Quốc quay trở lại với chế độ kinh tế thời Mao, và như vậy, với tham vọng độc tài và thâu tóm, tất cả các luật pháp quốc tế, các quy định song phương, đa phương đã ký đều có thể dễ dàng bị Trung Quốc chà đạp, bất tuân vì lợi ích của chính họ.

Khi đó kẻ thiệt thòi nhất về lợi ích kinh tế, chính trị chính là những kẻ cả tin vào “chân dung tự hoạ” về một ĐCSTQ cởi mở, tự do bên ngoài Trung Quốc…


© Lê Minh
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages