64 người chết và mất tích do mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

64 người chết và mất tích do mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên


Thống kê từ cơ quan chức năng, hiện có 60 người chết và 4 người mất tích trong đợt mưa lũ kéo dài tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.


Tuyến đường 49A ở Thừa Thiên Huế sạt lở nghiêm trọng. (Ảnh: baothuathienhue.vn)


Theo báo cáo từ Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai của Việt Nam, tính từ 19h hôm 5/10 đến 19h hôm 13/10, khu vực miền Trung đã xảy ra mưa rất lớn, trong đó tổng lượng mưa phổ biến:


  • Hà Tĩnh: 350-550 mm (lớn nhất 798mm tại Kỳ Thượng);
  • Quảng Bình: 550-1.200 mm (lớn nhất 1.250mm tại Lâm Thủy);
  • Quảng Trị: 900-2.000 mm (lớn nhất 1.975mm tại A Vao);
  • Đà Nẵng: 900-1.250 mm (lớn nhất 1.276mm tại hồ Đồng Nghệ);
  • Quảng Nam: 1.000-1.500 mm (lớn nhất 1.520mm tại cầu Hương An);
  • Quảng Ngãi: 500-1.000 mm (lớn nhất 1.072mm tại Trà Hiệp);


Đặc biệt, tại Thừa Thiên Huế, lượng mưa đã lên tới 1.900-2.300 mm. Một số trạm mưa lớn trên 2.000mm: Hồ Khe Ngang: 2.276mm; A Lưới: 2.290mm.



Từ 19h hôm 15/10 đến 19h hôm 16/10, khu vực miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục có mưa to, mưa rất to lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, như: Hồ Đồng Nghệ (Đà Nẵng) 308mm; Đậu Liệu (Hà Tĩnh) 287mm; Duy Sơn (Quảng Nam) 278mm; Triệu Ái (Quảng Trị) 310mm; Cam Tuyền (Quảng Trị) 357mm; Nam Thạch Hãn (Quảng Trị) 322mm; Thị Trấn Sịa (Thừa Thiên Huế) 299mm.


Mưa lũ trong những ngày qua đã khiến:


  • 60 người thiệt mạng, tăng 5 người so với hôm 15/10: Quảng Bình 2, Quảng Trị 16 (tăng 3 người), Thừa Thiên Huế 22, Quảng Nam 11 (tăng 2 người), Đà Nẵng 3, Quảng Ngãi 1, Gia Lai 1, Đắk Lắk 1, Lâm Đồng 1, Kon Tum 2.
  • 4 người mất tích: Quảng Trị 2, Đà Nẵng 1, Gia Lai 1.


Ngoài ra, mưa lũ còn làm 355 nhà bị sập đổ, hư hỏng (tăng 109.642 nhà so với báo cáo ngày 15/10); 12 tuyến Quốc lộ, 16.076m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi); 924 ha lúa, 430 ha mạ, 232.866ha hoa màu bị ngập, vùi lấp, 470 ha cây lâm nghiệp, 253 ha cây ăn quả, 450 tấn cây giống và 46.562 tấn hạt giống bị hư hỏng; 3.889ha thủy sản bị thiệt hại; 461.627 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.


Tính đến 17h hôm 16/10, còn 14.937/21.785 gia đình bị ngập và có nguy cơ sạt lở đất đang phải sơ tán.


Đến 1h hôm 17/10, mực nước trên một số sông như sau:


  • Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 11,55m dưới BĐ3 0,45m;
  • Sông Bồ tại Phú Ốc: 3,99m; dưới BĐ3 0,13m;
  • Sông Hương tại Kim Long: 2,73m; trên BĐ II 0,73m;
  • Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 8,11m; trên BĐ II 0,11m.


Dự báo, từ ngày 16-21/10, các sông từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ ở hạ lưu các sông từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, thượng nguồn các sông ở Bình Định, Phú Yên, KonTum, Gia Lai có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3; riêng các sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế vượt mức BĐ3.


Lũ ở Quảng Trị có thể vượt mức lịch sử lần 2


Tại trạm Đông Hà trên sông Hiếu (Quảng Trị), Đài Dự báo khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ sáng hôm 17/10 cho biết mực nước lũ đã lên đến 4,44 m, trên BĐ3 là 0,44 m.


Cơ quan khí tượng cảnh báo khu vực khả năng vượt lũ lịch sử lần 2.


Trước đó, hôm 8/10, sau 2 ngày Quảng Trị xuất hiện mưa lớn với lượng kỷ lục có nơi trên 1.000 mm, cơ quan khí tượng ghi nhận lũ trên sông ở trạm Đông Hà đạt ngưỡng 4,7 m, cao hơn lũ lịch sử năm 1983 là 0,12 m.


Tìm kiếm 15 người mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 gặp rất nhiều khó khăn


Báo chí trong nước cho biết tính đến trưa hôm nay (17/10), ở Thừa Thiên Huế mưa to, lực lượng cứu hộ không thể triển khai cơ giới để cứu hộ 15 người mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3.


Tuyến đường bộ (tỉnh lộ 71) còn tắc khoảng 1km mới đến thủy điện Rào Trăng 4, nhưng có 2 ngầm rất lớn, nước chảy xiết và trời mưa to nên lực lượng tìm kiếm không thể vượt qua. Từ Rào Trăng 4 lên Rào Trăng 3 còn thêm 10 km, lực lượng quan sát qua flycam ghi nhận vẫn còn nhiều điểm sạt lở.


Với đường thủy, lượng lượng cứu hộ dùng ca nô di chuyển từ bến đò xã Hương Bình, thị xã Hương Trà đến thủy điện Rào Trăng 4 (thời gian mất khoảng 1 giờ). Từ đây, đoàn cứu hộ ngược dòng sông Rào Trăng thêm 8km mới đến được Rào Trăng 3.


Nhưng, do mưa to làm nước từ suối đổ ra dưới chân đập Thủy điện Rào Trăng 4 rất mạnh, cộng thêm gió lớn nên từ hôm qua 16/10, lực lượng cứu hộ tạm dừng phương án này.


Tính đến nay, trong số 17 người mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3, lực lượng chức năng đã đưa được 2 thi thể ra ngoài vào hôm 14 và 16/10.



© Hoàng Minh
    Việt Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages