Thẩm định lại bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 và nhặt “sạn”, rồi sao nữa…? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Thẩm định lại bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 và nhặt “sạn”, rồi sao nữa…?


Học sinh tại một trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh. Hình minh họa



Phản hồi của Bộ Giáo dục


Tại buổi báo cáo với Thường trực Chính phủ về các vấn đề của sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt 1, vào chiều ngày 12/10, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết đã nhận được phản ánh từ báo chí đối với bộ sách lớp 1 của nhóm Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp với lớp 1.


Ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo rằng, ngay sau khi nhận được phản ánh, đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 rà soát lại toàn bộ nội dung sách; đồng thời nội dung nào chưa hoàn thiện thì phải chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tại buổi báo cáo, đưa ra ý kiến cần tăng cường nhiều hơn nữa thông tin về SGK để xã hội biết và Bộ Giáo dục phải có tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến phản biện. Ông Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng tất cả mọi ý kiến góp ý của người dân về giáo dục cần phải được trân trọng.


Theo tôi, qua dư luận xã hội về bộ sách này có quá nhiều vấn đề. Tối nhất là bỏ nó đi và thay bằng bộ sách khác. Chứ còn bây giờ sửa chữa lại thì cũng không thể được. Theo chương trình vừa rồi thì có mấy nhóm làm sách. Vậy thì Hội đồng nên đánh giá các bộ sách và khuyến cáo nên dùng bộ sách nào. Chứ bộ sách của Cánh Diều thì vứt đi được rồi, vì dư luận như thế dù có sửa lại thì cũng không ai muốn dùng nữa. -Tiến sĩ Mạc Văn Trang



Chuyên gia giáo dục-tiến sĩ Phạm Quỳ Hương, vào tối ngày 12/10 lên tiếng với RFA rằng bà chưa đọc qua nội dung của các bộ SGK lớp 1 mới của năm học 2020-2021. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân thì cách giải quyết của Bộ Giáo dục là hợp lý.


“Tôi nghĩ rằng việc để cho Hội đồng thẩm định thẩm định lại thì cũng là điều bình thường. Vì hội đồng đó được lập ra với nhiệm của của người ta là để thẩm định. Vì vậy, người ta có chuyên môn, hiểu biết và am hiểu về lĩnh vực đấy thì tôi nghĩ rằng người ta sẽ làm tốt việc thẩm định. Dĩ nhiên tôi nghĩ việc trước đây họ làm thì cũng có chất lượng. Việc người ta lập ra những hội đồng như thế thì cũng đảm bảo có những người có trách nhiệm và có trình độ để làm công việc đó. Thế nhưng bây giờ dân tình có ý kiến này kia về bộ sách thì nhiệm vụ của họ là họ cũng phải làm lại để phản hồi lại ý kiến của người công luận. Tôi nghĩ đấy cũng là điều hợp lý.”


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên sách Tiếng Việt của nhóm Cánh Diều, đồng thời cũng là Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, trong cùng ngày 12/10 khẳng định với truyền thông quốc nội rằng bản thân ông và những người làm chương trình SGK luôn lắng nghe ý kiến của giáo viên, phụ huynh và xã hội.



Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết còn nhấn mạnh “không riêng gì sách giáo khoa, kể cả chương trình giáo dục phổ thông mới, trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì chưa phù hợp vẫn phải điều chỉnh".


Mặc dù vậy, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc xem xét, điều chỉnh không thể “đẽo cày giữa đường”, “ai nói gì cũng nghe” và chắc chắn không bao lâu nữa thì mọi người sẽ thấy hiệu quả của sách.


Một nội dung trong SGK tiếng Việt lớp 1 bị công luận chỉ trích. Courtesy: Netizen. Hình minh họa


Những ý kiến không đồng thuận


Đài RFA ghi nhận một số ý kiến trong công luận tỏ ra không đồng thuận với những quyết định và tuyên bố của đại diện Bộ Giáo Dục cũng như của Tổng chủ biên sách Tiếng Việt của nhóm Cánh Diều, là giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.


Nhà báo Bạch Hoàn, trên trang Facebook cá nhân đã nhắc lại vài ngày trước đây rằng Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã có những phát ngôn xúc phạm những ai lên tiếng chỉ trích bộ SGK của nhóm Cánh Diều, bằng lời lẽ như “soi mói, bóp méo, xuyên tạc”.


Nhà báo Bạch Hoàn lập luận rằng giáo sư Nguyễn Minh Thuyết vào ngày 12/10, tuyên bố tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa là vì có thể “sợ mất phần”. Và, nữ nhà báo có hơn 200 ngàn người theo dõi đã đưa ra quan điểm rằng “sách lỗi, sách độc, cần đốt đi, chứ không cần chỉnh sửa”.



Phó Giáo sư-tiến sĩ Mạc Văn Trang, từng công tác hơn 30 năm ở Viện Khoa học Giáo dục, bày tỏ đồng quan điểm với nhà báo Bạch Hoàn. Tiến sĩ Mạc Văn Trang, vào tối ngày 12/10, nói với RFA:


Tôi nghĩ rằng việc để cho hội đồng thẩm định thẩm định lại thì cũng là điều bình thường. Vì hội đồng đó được lập ra với nhiệm của của người ta là để thẩm định. Vì vậy, người ta có chuyên môn, hiểu biết và am hiểu về lĩnh vực đấy thì tôi nghĩ rằng người ta sẽ làm tốt việc thẩm định. Dĩ nhiên tôi nghĩ việc trước đây họ làm thì cũng có chất lượng. Việc người ta lập ra những hội đồng như thế thì cũng đảm bảo có những người có trách nhiệm và có trình độ để làm công việc đó. Thế nhưng bây giờ dân tình có ý kiến này kia về bộ sách thì nhiệm vụ của họ là họ cũng phải làm lại để phản hồi lại ý kiến của người công luận. Tôi nghĩ đấy cũng là điều hợp lý. -Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương


“Theo tôi, qua dư luận xã hội về bộ sách này có quá nhiều vấn đề. Tối nhất là bỏ nó đi và thay bằng bộ sách khác. Chứ còn bây giờ sửa chữa lại thì cũng không thể được. Theo chương trình vừa rồi thì có mấy nhóm làm sách. Vậy thì Hội đồng nên đánh giá các bộ sách và khuyến cáo nên dùng bộ sách nào. Chứ bộ sách của Cánh Diều thì vứt đi được rồi, vì dư luận như thế dù có sửa lại thì cũng không ai muốn dùng nữa.”


Trả lời câu hỏi của chúng tôi liên quan giải pháp của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 rà soát và hoàn thiện nội dung của bộ sách, tiến sĩ Mạc Văn Trang cho biết:


“Trước kia hội đồng biên tập đã duyệt và xuất bản rồi. Bây giờ lại cho hội đồng đó đánh giá lại thì đúng là ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’. Không thể chấp nhận được. Phải thành lập một hội đồng khác, khách quan và những người công tâm, chứ còn những thành viên trong Hội đồng thì cũng cùng duộc với nhau cả rồi, lại sửa sang chút ít thôi thì cũng khó mà chấp nhận được. Cho nên, theo tôi là phải có một hội đồng khác có những người đáng tin cậy hơn đánh giá. Như thế thì họa may ra mới có thể tin cậy được.”



Trong khi đó trên thực tiễn, các bộ SGK lớp 1 vẫn được giảng dạy ở các trường tiểu học, mặc dù rất nhiều phản ảnh từ truyền thông báo chí lẫn trên mạng xã hội, với không ít ý kiến cho rằng không thể sử dụng bộ SGK lớp 1 của nhóm Cánh Diều dạy cho học sinh qua nội dung bị lệch lạc và không có tính giáo dục.


Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương thì cho sự lo ngại của dư luận không đến nỗi nào là quá nghiệm trọng. Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương lý giải:


“Trong khi chờ có một quyết định khác thì vẫn dạy theo chương trình. Ứng phó với nói như thế nào, thì tôi nghĩ rằng chính các giáo viên và phụ huynh là những người có thể ứng phó để bù lại những vấn đề mà người ta cho là chưa phù hợp. Nói gì thì nói, giáo viên là những người được đào tạo và họ cũng có hiểu biết và có kinh nghiệm. Thành ra, đối với những bộ sách như thế thì từng trường sẽ phải họp và bàn thảo những cách để giải quyết những tình huống chưa phù hợp như thế nào để đảm bảo cho trẻ con học vẫn được thông suốt. Tôi nghĩ đó không phải là một vấn đề gì quá lớn để mọi người bị lo ngại lắm.”


Tuy nhiên, không ít ý kiến trên mạng xã hội cho rằng phía sau bộ SGK lớp 1 trị giá 16 triệu USD là sự cạnh tranh quyền lợi của nhóm lợi ích, như nhận định của tiến sĩ Mạc Văn Trang “Những quyển sách Cánh Diều, đằng sau các quyển sách ấy là lợi ích nhóm đấu đá với nhau quyết liệt lắm” và thực tế là phụ huynh bị buộc phải móc tiền túi ra mua những quyển sách cho hàng triệu học sinh lớp 1 phải học những kiến thức mà không mang lại hiệu quả giáo dục nào cho con em của họ.



© RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages