Luật sư Jenna Ellis nhắn nhủ người dân Mỹ: 'Xin hãy vững tâm, việc này chưa kết thúc đâu' - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Luật sư Jenna Ellis nhắn nhủ người dân Mỹ: 'Xin hãy vững tâm, việc này chưa kết thúc đâu'


Cố vấn pháp lý cấp cao của chiến dịch tranh cử Tổng thống Donald Trump Jenna Ellis nói chuyện với truyền thông trong khi có luật sư riêng của Trump và cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani ( trái), cùng luật sư Sidney Powell, tại một cuộc họp báo tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa ở Washington vào ngày 19/11/2020 . (Charlotte Cuthbertson / The Epoch Times)


Luật sư Ellis nói: “Tuy nhiên, tất cả mọi công dân Mỹ đều có trách nhiệm cần ngăn chặn mọi hành vi gian lận, ngăn chặn mọi hành vi vô pháp, ngăn chặn bất kỳ điều gì vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ, để đảm bảo có thể bảo vệ sự tự do và công bằng trong các cuộc bầu cử".


Hôm 16/12, Cố vấn pháp lý của Tổng thống Trump là luật sư Jenna Ellis kêu gọi những người dân Mỹ còn quan tâm đến tính liêm chính của cuộc bầu cử duy trì niềm hy vọng. Bởi lẽ, Tổng thống Trump và đội ngũ pháp lý của ông vẫn đang liên tục duy trì những nỗ lực nhằm vạch trần những cáo buộc về các hành vi bất thường của cử tri và gian lận trong bầu cử.


Phát biểu trong chương trình "American Thought Leaders" của The Epoch Times, luật sư Ellis nhấn mạnh: “Tôi chỉ muốn nói với người dân Mỹ rằng: Xin hãy vững tâm. Điều này vẫn chưa kết thúc đâu. Và chúng tôi hoàn toàn có ý định tiếp tục đấu tranh cho sự toàn vẹn của cuộc bầu cử".



Đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump do cựu Thị trưởng New York kiêm luật sư Rudy Giuliani dẫn đầu. Họ đang chiến đấu trong khoảng thời gian eo hẹp để đảm bảo giữ được nguyên vẹn tính tôn nghiêm của hòm phiếu.


Nhóm nghiên cứu và các đồng minh của họ đã và đang xây dựng một vụ kiện để đảm bảo tất cả các mối quan ngại về những bất thường trong bầu cử đều được giải quyết. Đồng thời, họ cũng đang nỗ lực thúc đẩy việc điều tra các biện pháp bị cáo buộc là vi hiến mà các quan chức bầu cử và tiểu bang thông qua trong cuộc bầu cử năm 2020, để đảm bảo niềm tin vào kết quả bầu cử cho tất cả mọi người dân Mỹ.


Mặc dù đã qua ngày 14/12 - ngày mà các Đại cử tri tổng thống bỏ phiếu để bầu chọn tân tổng thống, luật sư Ellis lập luận, Tổng thống Donald Trump vẫn còn thời gian để khiếu nại kết quả bầu cử. Ngoài ra, các cơ quan lập pháp tiểu bang vẫn có thời gian để quyết định sẽ công nhận kết quả bỏ phiếu nào từ các bang có 2 Cử tri đoàn. Các nhóm Đại cử tri sẽ gửi lá phiếu của họ tới Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1/2021 để các nghị sĩ tại lưỡng viện tham gia kiểm đếm.


Các Đại cử tri thay thế của đảng Cộng hòa ở 7 bang đã bỏ phiếu bầu cho Tổng thống Donald Trump, đặt ra một thách thức mới cho Quốc hội khi kiểm phiếu vào tháng tới. Dù cho các nhà phê bình khẳng định những lá phiếu đó chỉ mang tính chất tượng trưng và không có hiệu lực pháp lý, trong lịch sử từng có tiền lệ Quốc hội Mỹ chấp nhận các lá phiếu thay thế.


Năm 1960, các thành viên đảng Dân chủ đã thành công đưa ra một bộ phiếu thay thế ở Hawaii cho ông John F. Kennedy (Tổng thống Mỹ thứ 35), sau khi thống đốc bang này chứng nhận số phiếu Đại cử tri cho ông Richard Nixon (Tổng thống Mỹ thứ 37) sau cuộc tái kiểm phiếu. Cuối cùng, Quốc hội đã đếm số phiếu từ các Đại cử tri ủng hộ cố Tổng thống Kennedy - những người cũng đã được thống đốc phê duyệt. Trước đó, không hề có tuyên bố nào khẳng định Tổng thống Kennedy đã chiến thắng trong cuộc bầu cử, cho đến 11 ngày sau khi có chứng nhận cho các Đại cử tri của Tổng thống Nixon.


Đảng Cộng hòa ở 7 bang cho biết, lý do để họ gửi các Đại cử tri thay thế đến Quốc hội là nhằm bảo vệ những khiếu nại pháp lý của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử, trong lúc đội ngũ của ông đang theo đuổi các vụ kiện tụng liên quan đến việc kiểm đếm những lá phiếu bất hợp pháp.



Văn phòng Bộ trưởng Nội vụ các bang Nevada và Pennsylvania nói với The Epoch Times rằng, họ chỉ nhận được giấy chứng nhận cuộc bỏ phiếu từ các Đại cử tri của đảng Dân chủ, chứ không phải đảng Cộng hòa.


Luật sư Ellis đang thúc giục các cơ quan lập pháp ở các bang tranh chấp tổ chức một phiên họp bầu cử, để xem xét những bằng chứng về khả năng gian lận bầu cử. Đồng thời, cô cũng khuyến nghị các nhà lập pháp thông qua một nghị quyết để gửi phiếu bầu của nhóm Đại cử tri thuộc đảng Cộng hòa tới Quốc hội.


Nữ luật sư khẳng định: “Nếu một bang sẵn sàng làm điều này, tôi nghĩ những tiểu bang khác sẽ làm theo".


Cô cũng bày tỏ niềm tin rằng, mọi công dân Mỹ đều có trách nhiệm bảo vệ sự tự do và công bằng trong các cuộc bầu cử. Nữ cố vấn nhấn mạnh, có một nhóm người Mỹ muốn tìm hiểu sâu sát tới tận gốc rễ ngọn nguồn của mọi cáo buộc.


Luật sư Ellis nói: “Tuy nhiên, tất cả mọi công dân Mỹ đều có trách nhiệm cần ngăn chặn mọi hành vi gian lận, ngăn chặn mọi hành vi vô pháp, ngăn chặn bất kỳ điều gì vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ, để đảm bảo có thể bảo vệ sự tự do và công bằng trong các cuộc bầu cử - bất kể bạn đã bỏ phiếu cho ai [hay] bạn có thích kết quả của cuộc bầu cử này hay không. Tôi nghĩ rằng đang có một phong trào trong người dân Mỹ, giữa những người thực sự muốn tìm đến gốc rễ ngọn nguồn của những nghi vấn này”.


Cô còn bổ sung thêm rằng, mỗi cơ quan lập pháp tiểu bang cũng nên xem xét luật pháp và chính quyền của chính mình để đảm bảo tính toàn vẹn của phiếu bầu.


Nữ luật sư cho biết, người dân Mỹ có tiếng nói quyết định trong việc buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình. Cô cũng đề xuất một loạt các hành động có thể được thực hiện để đảm bảo rằng các chính trị gia phải chịu trách nhiệm.


Cô nhấn mạnh: “Chúng ta có thể làm điều đó không chỉ thông qua việc liên lạc và gây áp lực để họ tiếp tục trong cuộc chiến này, không chỉ trên các phương tiện truyền thông, mà còn để đảm bảo rằng các quan chức được bầu của chúng ta biết rằng đó là những gì chúng ta mong đợi ở họ — để thực hiện cuộc bầu cử một cách liêm chính nghiêm túc".



Nữ cố vấn pháp lý cũng gợi ý rằng, người dân Mỹ ở các bang tranh chấp cũng có thể xem xét việc khởi xướng các kiến ​​nghị bãi nhiệm — một thủ tục cho phép công dân Mỹ tước quyền và thay thế các quan chức nhà nước trước khi nhiệm kỳ của họ kết thúc.


Dạng kiến ​​nghị này yêu cầu một số lượng chữ ký cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Nếu thu thập đủ số lượng chữ ký hợp lệ thì có thể tổ chức một cuộc bầu cử bãi nhiệm. Các tiểu bang khác nhau có các quy tắc khác nhau cho thủ tục này.


Luật sư Ellis khẳng định: “Và bây giờ, khi chúng ta xem xét các cơ quan lập pháp của tiểu bang, nếu nhánh đó không thành công, thì hoàn toàn tùy thuộc vào 'Chúng ta, Người dân Mỹ' để đảm bảo rằng chúng ta sẽ đi qua các quy trình hiến pháp, để tiếp đó chúng ta có thể thay đổi những nhà cầm quyền, bởi vì không một người nào ở Hoa Kỳ nghiễm nhiên được trao quyền lực cai trị" mà không cần đến sự bầu chọn của người dân Mỹ.


Đọc thêm »



© Du Miên
     Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages