Nỗi buồn Châu Thổ? Căng thẳng dọc theo Mekong khi khoa học đương đầu với chiến lược - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Nỗi buồn Châu Thổ? Căng thẳng dọc theo Mekong khi khoa học đương đầu với chiến lược


...Kiến thức khoa học và kỹ thuật của Trung Hoa cho họ một ưu thế khác biệt trong cách bố trí tốt nhất để quản lý lưu vực Mekong và chia sẻ tài nguyên của nó...
Làm việc ở đập thủy điện Xiaowan trên Lancang (Thượng lưu Mekong) trong tỉnh Yunnan, tháng 9 năm 2009. [Ảnh: Alamy]


Trung Hoa đã gia tăng đầu tư của họ với cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Copperation (LMC)), mà – theo các giới chức Mỹ - là một dự tính để cạnh tranh với Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).


Việc cạnh tranh để ai là người chiếm ưu thế về kiến thức kỹ thuật và khoa học của sông cho thấy một sự leo thang trong tính phức tạp của những thách thức đối diện với Mekong và một chuyển biến từ cái dường như là sự chú trọng về lợi ích kinh tế trong phần thượng lưu của Trung Hoa.



Các lo ngại về cách thức mà các quốc gia dọc theo Mekong chia sẻ tài nguyên của nó đã lớn mạnh từ lúc hạ tầng cơ sở lớn lao được phát triển ở Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa, nơi dòng sông chảy qua. Tâm điểm của hàng trăm đầu tư cở nhỏ và trung bình là một chục dự án đập đa dụng và thủy điện rất lớn được phát triển bởi HydroLancang, một chi nhánh của Tổ hợp phát điện quốc doanh China Huaneng, một trong những công ty năng lượng lớn nhất của quốc gia.


Trung Hoa bố trí việc nâng cấp hạ tầng cơ sở trên sông hoàn toàn ở trong nước, một việc đầu tư để phát triển kinh tế cho khu vực tương đối nghèo. Kết quả là chuỗi đập, cùng một vài hồ chứa có sức chứa đáng kể, được nhà nước cam kết với hy vọng kích hoạt kỹ nghệ hóa và phát triển nền kinh tế địa phương. Nhưng ở xa về phía hạ lưu, có lo ngại rằng hạ tầng cơ sở nầy đe dọa dòng chảy đến các láng giềng của Trung Hoa.


Trạm thủy điện Jinghong (Cảnh Hồng) trên Lancang (Thượng lưu Mekong) ở Trung Hoa. [Ảnh: Google]


Lãnh thổ Trung Hoa chiếm khoảng 1/5 diện tích toàn lưu vực và đóng góp khoảng 1/6 tổng số lưu lượng nước chảy vào Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì lưu lượng thay đổi theo mùa, tuy nhiên, sự đóng góp của Trung Hoa không đồng đều. Trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, khi mưa mùa phổ biến ở hạ lưu, Trung Hoa đóng góp 1 tỉ lệ lưu lượng nhỏ hơn. Nhưng trong mùa khô, tuyết tan từ vùng núi cao ở Trung Hoa đóng góp đáng kể - trên ¼ lưu lượng chảy vào ĐBSCL, và có thể cao hơn vùng trung lưu.


Số tuyết tan nầy cũng duy trì lưu lượng của Mekong khi thiếu mưa hay không có mưa ở hạ lưu. Tháng 4 nầy, một phân tích của đợt hạn hán nghiêm trọng năm 2019 cho thấy sự can thiệp của các đập Trung Hoa là một yếu tố đáng kể trong việc bù đắp cho lượng mưa tụt giảm do hiện tượng El Niño gây ảnh hưởng đến các quốc gia Mekong. Đại học Tsinghua (Thanh Hoa) và Viện Thủy lợi Trung Hoa tham gia vào việc tranh luận bằng cách phổ biến một phúc trình lập luận rằng tác dụng điều tiết của các đập ở thượng lưu Lancang có thể giúp, thay vì cản trở, việc quản lý sông ở hạ lưu trong tương lai.


Tầm quan trong của việc tranh luận như thế, diễn ra trên cơ sở kỹ thuật mà không có bất cứ một thỏa thuận quốc tế nào về quản lý sông, lớn hơn sự bất đồng về dữ kiện khoa học. Để tìm hiểu điều nầy, nên nhớ nguồn gốc của viện trợ kỹ thuật cho các quốc gia Mekong ở hạ lưu.



Ưu thế khoa học là sức mạnh. Điều nầy rõ ràng đối với Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman khi ông phát động Chương trình Bốn Điểm (Point Four Program) để viện trợ kỹ thuật cho các quốc gia đang phát triển trong diễn văn nhậm chức năm 1949. Trọng tâm của chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh, ba điểm đầu tiên của Truman gồm có sự cam kết của tất cả các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, cống hiến cho việc phục hồi hậu Thế chiến II và mậu dịch toàn cầu, và các thỏa thuận an ninh khu vực phù hợp với đường lối của NATO.


Điểm thứ 4th của Truman mở đường cho một trong những chiến lược sức mạnh mềm có hiệu quả nhất của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh: sử dụng viện trợ khoa học và kỹ thuật để thu hút các quốc gia – và lãnh tụ của họ - vào vùng ảnh hưởng của Mỹ. Quản lý thủy lợi cho thủy nông và phát triển kỹ nghệ là trọng tâm của tầm nhìn nầy.


Ảnh hưởng của Mỹ ở khắp nơi trong viện trợ kỹ thuật đầu tiên ở Mekong với một dòng chuyên viên Mỹ đều đặn góp phần trong các đề nghị ban đầu về cách thức quản lý Mekong để mang lợi ích cho các quốc gia nó chảy qua. Khi căng thẳng lên cao ở Việt Nam, tình hình trở nên bấp bênh để các cố vấn Mỹ tiếp tục hoạt động trực tiếp ở Đông Nam Á (ĐNA) – nhưng hạt giống của viện trợ kỹ thuật cho nhiều thập niên tiếp theo đã được gieo đầy đủ.


Than ôi, các điều kiện tiên quyết cho căng thẳng đang gia tăng với Trung Hoa cũng được tạo nên. Tất cả viện trợ cho Mekong cho đến nay phần lớn được cung cấp mà không có sự tham gia của siêu cường khu vực. Việc loại trừ nầy phản ánh thực tế chánh trị (realpolitik) vào lúc đó. Nó là cao điểm của chiến lược ngăn chận của nhà ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan chống lại chánh sách bành trướng hậu chiến của Sô Viết, trong con mắt của người Mỹ, Trung Hoa mất vào tay Cộng sản, loại trừ động cơ cung cấp viện trợ kỹ thuật.


Tiến nhanh một vài thập niên, và nay hình như Trung Hoa có thể bắt đầu can thiệp vào Mekong một cách tương tự. Vào đầu thế kỷ 21st, sự chia sẻ không đồng đều kiến thức của thế giới về việc phát triển hạ tầng cơ sở nước nay đang ở Trung Hoa. Trong những ngày nầy, nếu một người muốn gặp một kỹ sư đã thiết kế và phát triển một đập đa dụng lớn, Beijing thay vì Boulder Canyon là nơi để đến.


Sự tham gia của các đại học nghiên cứu là một bước quan trọng trong việc phát triển ưu thế học thuật và kỹ thuật. Nếu trong thập niên 1960s, Chương trình Nước Harvard nổi tiếng là cơ quan nghiên cứu thống trị thế giới về quản trị thủy lợi, ngày nay các nhà khoa học Trung Hoa đã nhận chiếc áo đó.


Mekong đã đến lúc mà nước và phù sa không chỉ là cái chảy xuống hạ lưu – nghiên cứu, dữ kiện khoa học, chuyên môn và kỹ thuật thực hiện cũng đến ĐNA.



Tình trạng nầy tạo nên thách thức cho việc tham gia của quốc tế trong khu vực. Nếu mục tiêu tối hậu của viện trợ kỹ thuật cho Mekong để phát triển khả chấp và lâu dài cho người dân sống trong lưu vực, kể cả việc đối phó với thay đổi khí hậu, kiến thức khoa học và kỹ thuật mới mẽ nầy đáng được hoan nghênh. Hợp tác thay vì cạnh tranh – tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học quốc tế - phải là mục đích.


Nhưng, người ta không thể quên lịch sử của viện trợ kỹ thuật về thủy lợi. Những ai muốn tìm hiểu ảnh hưởng của Trung Hoa ở ngoại quốc không nên quên hiệu quả của chương trình viện trợ kỹ thuật của Hoa Kỳ trong việc làm cho lý thuyết phát triển hạ tầng cơ sở của Mỹ chiếm ưu thế - nhiều cơ quan quản trị thung lũng vẫn cai quản nhiều sông trên khắp thế giới là một di sản của thời kỳ đó – và mở cửa cho vô số nhà thầu, đi theo chân các chuyên viện của Văn phòng Khẩn hoang (Bureau of Reclamation) và Công Binh (Army Corps) ở khắp nơi trên thế giới. Kiến thức về một hệ thống sông, đặc biệt một sông phức tạp như Mekong, không bao giờ được cung cấp miễn phí, hay không thể có được mà không có các điều kiện kèm theo. Khi địa chánh trị của lưu vực Mekong rõ nét hơn, vai trò của kiến thức khoa học và kỹ thuật sẽ trở thành một chiến trường quan trọng hơn bao giờ cho sự trung thành khu vực.


Đọc thêm »



© Giulio Boccaletti
    Bình Yên Đông lược dịch
    Mekong-Cửu Long
Nguồn:
Giulio Boccaletti, Delta blues? Tensions rise along the Mekong as science meets strategy | China Dialogue – December 22, 2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages