Báo cáo của một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington cho biết Việt Nam đã xây dựng lực lượng phòng thủ ở quần đảo Trường Sa trong hai năm qua - để “đảm bảo việc có thể tấn công các cơ sở của Trung Quốc” tại quần đảo tranh chấp.
Các hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không đã được lắp đặt trên hầu hết các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa, với những nâng cấp đáng kể nhất tại khu vực Đá Tây và đảo Sinh Tồn, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế về Hàng hải Châu Á.
Việt Nam tăng cường phòng thủ
Báo cáo cho biết công trình xây dựng gần đây nhấn mạnh nỗ lực của Việt Nam - nhằm làm cho các cơ sở của mình trong khu vực phòng thủ tốt hơn để đối phó với Trung Quốc, và đảm bảo các căn cứ của Trung Quốc nằm trong phạm vi này “có thể bị tấn công”.
Cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, và chiếm các tiền đồn ở đó. Bắc Kinh đã “nổi tiếng” với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Chính quyền này tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và căng thẳng đã leo thang do sự ngang ngược ngày càng tăng của họ trong khu vực, vốn đã trở thành vấn đề tâm điểm đối với Hoa Kỳ.
Lập trường cứng rắn của Washington đối với yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung.
Theo báo cáo, những nâng cấp gần đây tại khu vực Đá Tây và đảo Sinh Tồn “tuân theo các mô hình tại các tiền đồn khác của Việt Nam ở Trường Sa”.
Báo cáo cho biết: “Các công trình phòng thủ ven biển - các ụ bê tông thường kết nối với boongke - có mặt ở khắp các tiền đồn lớn hơn của Việt Nam”.
Trong hai năm qua, các tháp tín hiệu và tòa nhà hành chính đã được lắp đặt trên khu đất rộng 28,3 ha tại khu Đá Tây, được khai hoang từ năm 2013 đến năm 2016, theo tổ chức nghiên cứu cho biết.
Báo cáo còn cho biết rằng - từ trích dẫn hình ảnh vệ tinh - một loạt các công trình phòng thủ cũng đã được xây dựng dọc theo 10,5 ha của bờ biển phía bắc đảo Sinh Tồn, một dự án bắt đầu vào năm 2019. Công việc chính đã được hoàn thành vào cuối năm ngoái.
Việt Nam cũng đã tiến hành các công việc gần đây tại Rạn san hô Sinh Tồn Đông và đảo Nam Yến - lắp đặt thêm các cấu trúc hình vòm dùng để bảo vệ ăng-ten radar, và một số tòa nhà hành chính.
Các tòa nhà hành chính cũng được xây dựng trên các đảo Sinh Tồn Đông và Trường Sa Đông.
Ngoài ra, các hệ thống vũ khí mới hơn và tầm xa hơn đã được lắp đặt trên các tiền đồn của Việt Nam trong chuỗi đảo, bao gồm các hệ thống tên lửa pháo binh mua lại từ Israel.
“Kích thước nhỏ của các hệ thống này sẽ giúp chúng dễ dàng triển khai và được che giấu nhanh chóng. Chúng chỉ cần cơ sở hạ tầng hỗ trợ tối thiểu và có thể khai hỏa… từ bất kỳ bề mặt cứng, phẳng hợp lý nào”, báo cáo cho biết. “Điều đó có nghĩa là chúng có thể dễ dàng có mặt tại bất kỳ, hoặc tất cả, trong số 10 đảo lớn nhất của Việt Nam”.
Tranh chấp Biển Đông
Căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông - nơi các tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai bên - thỉnh thoảng phát sinh thành các cuộc đối đầu, và hai cuộc chiến ngắn - vào năm 1974 và 1988.
Gần đây nhất, Hà Nội đã đệ đơn phản đối Bắc Kinh vào tháng 4/2020 khi tàu cá Việt Nam bị tàu tuần duyên Trung Quốc đâm chìm tại địa điểm gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.
Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã đâm chìm tàu đánh cá của mình, nhưng phía Trung Quốc cho biết họ đã bất ngờ đổi hướng và va chạm với tàu tuần duyên của Việt Nam.
- Chuyên gia: Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông
- Mỹ muốn trấn an ASEAN trong bản “Cáo trạng” Biển Đông nhắm vào Trung Quốc
- Biển Đông - Vùng biển quan trọng nhất của thế giới
- Thấy gì qua các lập luận xằng bậy của ông Ngô Sĩ Tồn về Biển Đông
- Biển Đông không còn là vấn đề khu vực mà đã là một vấn đề cấp bách toàn cầu
- Làm thế nào để đối phó với đội tàu cá của Trung Quốc?
© Thiện Nhân
scmp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét