WHO không công bố báo cáo tạm thời về nguồn gốc COVID-19, giới khoa học ngày càng quan ngại về tính hợp pháp của cuộc điều tra - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

WHO không công bố báo cáo tạm thời về nguồn gốc COVID-19, giới khoa học ngày càng quan ngại về tính hợp pháp của cuộc điều tra


Biểu trưng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại trụ sở chính của họ ở Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 24/2/2020. (Fabrice Coffrini / AFP qua Getty Images)


Đoàn chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông báo vào tháng Hai rằng, “cực kỳ khó xảy ra” khả năng COVID-19 bị rò rỉ ngẫu nhiên từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Tuyên bố này đã loại bỏ kế hoạch phát hành báo cáo tạm thời về những kết quả điều tra.


Người phát ngôn của WHO, ông Tarik Jasarevic nói với Daily Caller News Foundation vào ngày 10/2 rằng, báo cáo sẽ được công bố "trong những ngày tới". Tuy nhiên, ngày 4/3, Tiến sĩ Peter Ben Embarek, trưởng đoàn nghiên cứu nói với The Wall Street Journal rằng WHO sẽ ngững phát hành báo cáo tạm thời, mà thay vào đó, sẽ xuất bản một báo cáo toàn diện “trong những tuần tới và sẽ bao gồm những phát hiện chính”.


“Theo định nghĩa, một báo cáo tóm tắt không bao hàm tất cả các chi tiết”, ông Embarek nói. "Vì vậy, do công luận hết sức quan tâm chú ý đến báo cáo này, một bản tóm tắt sẽ không thể đáp ứng được sự tò mò của họ".



Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đó đã cho biết vào ngày 12/2 rằng một báo cáo tạm thời về cuộc điều tra của họ về nguồn gốc của COVID-19 có thể được công bố ngay trong tuần kế tiếp, theo The Journal.


Sự chậm trễ của WHO trong việc báo cáo những phát hiện từ cuộc điều tra ở Vũ Hán xuất hiện trong bối cảnh cộng đồng khoa học ngày càng chỉ trích về tính hợp pháp của sứ mệnh của đoàn chuyên gia.


Trong một bức thư ngỏ ngày 4/3, một nhóm gồm hai chục nhà khoa học đã đề cập rằng đoàn chuyên gia của WHO tại Trung Quốc, được tháp tùng bởi “những công dân Trung Quốc bị hạn chế về khả năng độc lập khoa học”, đã không có “quyền hạn, sự độc lập hoặc quyền tiếp cận cần thiết” để tiến hành cuộc điều tra toàn diện đối với các nguồn gốc tiềm ẩn của COVID-19, bao gồm cả giả thuyết rằng virus có thể đã vô tình bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán.


Các nhà khoa học kêu gọi một cuộc điều tra mới ở Trung Quốc, “được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia thực sự độc lập và không có xung đột lợi ích chưa được giải quyết”, dẫn chứng rõ ràng về thành viên duy nhất của Mỹ trong đoàn chuyên gia WHO, Tiến sĩ Peter Daszak, người đã chuyển 600.000 đô la tiền thuế cho Viện Virus học Vũ Hán trước đại dịch để tiến hành nghiên cứu về coronavirus có nguồn gốc từ dơi.


Khi virus lây lan thành đại dịch trên toàn cầu, ông Daszak đã dàn dựng một tuyên bố trên tạp chí y khoa The Lancet để lên án "các thuyết âm mưu" cho rằng COVID-19 không có nguồn gốc tự nhiên. Điều này cho thấy, trước khi được mời tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch, ông Daszak đã từ lâu cố hữu về lý thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.


Ông Daszak đã chỉ trích bộ ngoại giao Mỹ, sau khi cơ quan này thông báo vào ngày 9/2 rằng họ đang chờ xem xét báo cáo của WHO trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào. Ông Daszak gợi ý trong một tweet rằng, Nhà Trắng nên "mù quáng" chấp nhận quyết định của WHO rằng lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm là "rất khó xảy ra", trước khi có cơ hội xem xét các bằng chứng cơ bản.



Trong bức thư ngỏ của mình, các nhà khoa học cũng cho biết, một cuộc điều tra mới phải "không có sự kiểm soát hoàn toàn hoặc một phần bởi bất kỳ chương trình nghị sự hoặc bất cứ quốc gia cụ thể nào", cũng như phải có "quyền truy cập đầy đủ hoặc đáng kể" vào tất cả các phòng thí nghiệm của Trung Quốc và quốc tế, được biết là hoạt động trong lĩnh vực coronavirus trước đại dịch.


“Với hơn hai triệu người chết, hơn một trăm triệu người bị nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới và sự gián đoạn trên toàn cầu ảnh hưởng lớn đến một số nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, chúng ta không thể để cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19 tiến hành không cẩn thận và không đáng tin cậy", các nhà khoa học cho biết. "Nếu chúng ta không can đảm tiến hành điều tra đầy đủ về nguồn gốc của đại dịch này, chúng ta có nguy cơ không thể chuẩn bị cho một đại dịch có thể tồi tệ hơn trong tương lai".


Theo The Journal, một cuộc điều tra mới ở Trung Quốc khó có thể được ủng hộ, và nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc thăm dò nào trong tương lai sẽ đều cần phải được chính phủ Trung Quốc chấp thuận.


   Mời xem thêm »



© Nguyên Hương biên dịch
    The Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages