Bằng cách quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, ông Biden khơi thông lại lỗ hổng chiến lược về địa chính trị tại Trung Đông: ủng hộ cho thế lực Trung Quốc. Vừa qua, với cú bắt tay 400 tỷ USD của Trung Quốc vừa qua, Trung Quốc phục hưng sức mạnh tại Trung Đông và Mỹ bắt đầu con đường củng cố vị thế “nói mà chẳng ai nghe” tại Trung Đông.
Bất chấp các thành công không thể chối cãi và không thể rực rỡ hơn dưới thời cựu tổng thống Trump về vấn đề Iran và Trung Đông, chính quyền mới của ông Biden đơn giản phá hủy thành tựu đó bằng cách đảo ngược chính sách: quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân Iran như tuyên bố của ông này ngày 8/2/2021, chỉ 20 ngày sau khi bước chân vào Nhà trắng.
Tuần này, một cuộc họp kín tại Frankfurt về việc Mỹ chuẩn bị chính thức quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân Iran cho thấy việc Mỹ đi tiếp với thỏa thuận này chỉ còn là vấn đề thời gian. Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký từ năm 2015 gồm các 5 cường quốc lớn: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Vương quốc Anh, Đức và EU cũng tham gia vào các cuộc đàm phán này. Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này dưới thời chính quyền tổng thống Donald Trump năm 2018. Thời điểm đó ông Trump đơn giản là trừng phạt ngay lập tức, rõ ràng và mạnh tay các cá nhân, tổ chức của Trung Quốc, Iran vi phạm sắc lệnh cấm vận của Mỹ dành cho Iran và diệt trùm khủng bố của Iran. Vấn đề hạt nhân và những hung hăng của Iran, ngay lập tức đi vào khuôn khổ mà Mỹ mong muốn.
Sự thực là thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời tổng thống Obama không hề có tác dụng kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, trong khi chi phí giám sát lại vô cùng tốn kém. Nguyên nhân là Trung Quốc - quốc gia có hàng chục thập niên tài trợ chương trình hạt nhân của Iran (từ năm 1985) - hưởng lợi từ Thỏa thuận này khi vừa tăng cường tài trợ vũ khí, tên lửa cho Iran bằng ngầm vi phạm thỏa thuận như cách chính quyền ứng xử trên sân chơi thương mại toàn cầu của WTO. Thỏa thuận này rốt ráo chỉ mang lại quyền lực cho Trung Quốc trước một Trung Đông vốn luôn bị “quậy phá” bởi Iran, quốc gia được ví tương đương với Triều Tiên ở Châu Á. Bắc Kinh không chỉ bán vũ khí, rải nợ mà còn hưởng lợi ích từ dầu mỏ và tài nguyên của khu vực này.
‘Cú tát thẳng mặt’ trị giá 400 tỷ USD
Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Đông đã lớn hơn rất nhiều trong tuần này với thỏa thuận kinh tế trị giá 400 tỷ USD với kẻ thù không đội trời chung của Mỹ trong khu vực - Iran.
Mối quan hệ hợp tác này diễn ra khi Tehran đang tìm kiếm sự cứu trợ từ việc làm tê liệt các lệnh trừng phạt của Mỹ. Đương nhiên, Trung Quốc vẫn luôn là lựa chọn số 1 của Iran bởi các lý do sau:
1) Trung Quốc có lịch sử tài trợ cho chính quyền Iran, chính quyền tài trợ khủng bố, từ năm 1985 cho tới nay;
2) Trung Quốc cần mở rộng quyền lực của họ trên khắp toàn cầu, đây là con đường thống trị duy nhất để giúp Bắc Kinh che giấu rất nhiều tội ác diệt chủng, mổ cướp tạng… và thay thế các giá trị mà Mỹ thiết lập về tự do dân chủ, bảo vệ nhân quyền, thượng tôn pháp luật bằng các giá trị phi dân chủ, đàn áp nhân quyền, pháp luật chỉ để phục vụ ý chí của Bắc Kinh (ĐCSTQ);
3) Với năng lực và khả năng lấn át chính quyền Biden, Trung Quốc đang là trợ thủ đắc lực cho Iran;
4) Bản thân Iran cũng mang lại cho Trung Quốc nguồn dầu mỏ mà Trung Quốc cần cho ngành công nghiệp khổng lồ của nó.
Thỏa thuận này có nghĩa là Trung Quốc sẽ rót 400 tỷ USD vào các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng của Iran trong 25 năm tới, bao gồm các khoản đầu tư khổng lồ vào năng lượng hạt nhân, cảng và các ngành dầu khí.
Việc rót tiền sẽ lập tức xoa dịu nỗi đau của chế độ Hồi giáo cực đoan khi nó tiếp tục chịu đựng những căng thẳng kinh tế do Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt.
"Khoản đầu tư cho Iran có nghĩa là Trung Quốc đang ủng hộ chế độ này và đó có lẽ là lợi ích quan trọng nhất đối với Tehran", Gordon Chang, tác giả cuốn sách nhan đề Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc, nói với CBN News. "Họ biết dù tương lai đen tối như địa ngục hay bão tố, Bắc Kinh sẽ đứng sau họ".
Đổi lại, Iran cung cấp cho Trung Quốc nguồn cung dầu ổn định để thúc đẩy nền kinh tế đang mở rộng của nước này. Trung Quốc nhập khẩu hơn 300.000 thùng dầu Iran mỗi ngày. Thỏa thuận này mang lại cho Trung Quốc nhiều dầu hơn nữa với mức giá rất rẻ nhờ chiết khấu lớn.
Ông Chang nói: “Hãy nhớ rằng, Mỹ có các biện pháp trừng phạt đối với việc mua dầu của Iran và Trung Quốc. Năm ngoái ngoái Trung Quốc đã mua dầu của Iran, công khai vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ”. Nhưng với thỏa thuận 400 tỷ USD này, ông Chang nhận định "đây là một kiểu 'tát thẳng vào mặt [Mỹ]' từ phía Bắc Kinh".
Mối quan hệ đối tác có nghĩa là Trung Quốc hiện đã thiết lập xong chỗ đứng chiến lược, công khai chứ không phải lén lút ‘đi đêm’ như gần 4 thập kỷ qua, trong một khu vực trước đây do ảnh hưởng của Hoa Kỳ thống trị".
“Bắc Kinh đang củng cố các mối quan hệ kinh tế, không chỉ với người Iran, mà còn trên toàn vùng Vịnh, và tôi nghĩ quan trọng nhất, họ đang tìm cách sử dụng người Iran như một con tốt trong trò chơi cạnh tranh chiến lược lớn hơn với phương Tây, và đặc biệt là Mỹ”, ông Benham Ben Taleblu, thành viên Tổ chức Bảo vệ các nền dân chủ có trụ sở tại DC, cho biết.
Tương lai hỗn loạn và bất ổn của Trung Đông
Thỏa thuận kêu gọi thắt chặt hơn nữa quan hệ quân sự hơn và chia sẻ thông tin tình báo nhiều hơn, gây ra cảnh báo ở các thủ đô xung quanh Trung Đông, đặc biệt là ở Jerusalem.
"Một trong những điều khoản đáng lo ngại nhất trong thỏa thuận giữa Iran và Trung Quốc là chia sẻ thông tin tình báo", Amos Yadlin, cựu Giám đốc tình báo quân sự IDF của Israel cho biết.
Các chuyên gia cảnh báo trục Trung Quốc-Iran mới có thể đồng nghĩa với việc có nhiều tiền hơn để tài trợ cho các lực lượng ủy nhiệm của chế độ Hồi giáo ở Yemen, Syria và Iraq và gây bất ổn hơn nữa ở Trung Đông.
Ông Yadlin nói: “Về mặt cơ bản, Trung Quốc phản đối Iran ném bom hạt nhân, nhưng mặt khác, nó không giúp ngăn chặn Iran”. "Iran cũng cần sự hỗ trợ chính trị mà Trung Quốc có được để ngăn Hoa Kỳ gây áp lực".
"Chính quyền Trung Quốc hiểu rằng chính quyền Biden không phải là chính quyền Trump, và do đó Trung Quốc có thể dễ dàng gây hấn hơn nhiều", Yadlin nói thêm.
Ông Chang lo ngại rằng vì thỏa thuận mang lại cho chế độ Tehran sự hậu thuẫn và hợp pháp, nên nó có thể làm suy yếu chính sách ngoại giao của mọi quốc gia khác trong khu vực.
Ông Chang cảnh báo: “Đây sẽ là một vấn đề, không chỉ đối với Washington mà còn đối với Jerusalem, nó sẽ là vấn đề đối với các quốc gia Ả Rập theo dòng Sunni. "Điều này cuối cùng có thể khiến khu vực này trở nên tách biệt".
Ông Xiyue Wang, một người Mỹ gốc Hoa, đã trải qua 40 tháng trong nhà tù Iran với cáo buộc hoạt động gián điệp, sau đó Trung Quốc đã giành lấy tự do cho ông trong một cuộc hoán đổi tù nhân vào năm 2019.
Ông nói rằng thỏa thuận Trung Quốc-Iran có khả năng buộc chính quyền Biden từ bỏ nhiều nhượng bộ hơn khi họ tìm cách tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân năm 2015 do Tổng thống Obama xây dựng và bị Tổng thống Trump hủy bỏ.
Có một cuộc thảo luận về một đề xuất mới cho Tehran, với khả năng được giảm bớt các biện pháp trừng phạt trong những tuần tới.
"Sự háo hức của chính quyền Biden trong việc tái can thiệp với Iran, gia nhập lại JCPOA, đang tạo ra một môi trường thuận lợi để Trung Quốc thu hút ảnh hưởng và lợi ích của mình ở Iran, và nếu Trung Quốc có thể làm điều đó ở Iran, thì điều đó có nghĩa là các nước khác ở Trung Đông sẽ bị ép buộc và buộc phải làm việc với Trung Quốc chặt chẽ hơn", ông Wang nói với Viện Doanh nghiệp Mỹ.
Khi chính quyền tổng thống Obama xoay trục sang châu Á để đối đầu với sự trỗi dậy của Bắc Kinh, nó để lại một khoảng trống tiềm năng ở Trung Đông, nơi mà các cường quốc toàn cầu như Trung Quốc và những nước khác đang quá vui mừng để lấp đầy.
"Trung Quốc, cũng như Nga, đang tìm cách tận dụng các khoảng trống mà Mỹ có thể để lại, cho dù đó là ở Levant hay ở Vịnh Ba Tư và sử dụng các mối quan hệ quân sự, các mối quan hệ kinh tế và các mối quan hệ chính trị của họ để bù đắp những gì họ cho là đang suy giảm sức mạnh của Hoa Kỳ", ông Taleblu cảnh báo.
© Đức Duy - Trà Nguyễn
NTDVN
NGUỒN TIN THAM KHẢO:
- https://www1.cbn.com/cbnnews/us/2021/april/chinas-communists-strike-mega-deal-with-islamic-iran-gaining-strategic-foothold-in-middle-east
- https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/vi-sao-iran-trung-quoc-lien-thu-doi-pho-voi-my-567322.html
- https://www.cfr.org/backgrounder/what-iran-nuclear-deal
- https://carnegieendowment.org/1996/09/12/chinese-assistance-to-iran-s-weapons-of-mass-destruction-and-missile-programs-pub-129
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét