MRC Tiết lộ các kế hoạch để cân bằng phát triển lưu vực Mekong - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

MRC Tiết lộ các kế hoạch để cân bằng phát triển lưu vực Mekong


Source: Lay Samean, MRC unveils plans to balance Mekong basin development. Phnom Penh Post – 6 April 2021
Thuyền đánh cá trên sông Mekong ở Chroy Changvar, Phnom Penh trong tháng 2. [Ảnh: Hong Menea]


Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) vừa tiết lộ Chiến lược Phát triển Lưu vực 10-Năm (Basin Development Strategy (BDS)) và Kế hoạch Chiến lược 5-Năm (Strategic Plan (SP)) để cân bằng phát triển và quản lý lưu vực nhằm giúp các quốc gia thành viên đối phó với các thách thức mới ló dạng và cải thiện tình trạng chung của lưu vực.


Trong một thông báo báo chí ngày 5 tháng 4, MRC nói BDS 2021-2030 đã được các chánh phủ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam chấp thuận.


Chiến lược chú trọng đến việc cải thiện tác dụng sinh thái của sông Mekong để duy trì môi trường lành mạnh và cộng đồng phong phú. Nó cũng nhắm đến việc cải thiện việc tiếp cận và sử dụng nước và các tài nguyên liên hệ của các cộng đồng Mekong để nâng cao phúc lợi của họ.



Việc phát triển chú trọng đến tính khả chấp và tăng trưởng kinh tế toàn bộ; tính chịu đựng với khí hậu và nguy cơ thảm họa; và nâng cao hợp tác khu vực trên quan điểm toàn lưu vực.


An Pich Hatda, giám đốc điều hành Văn phòng MRC, nói: “Chiến lược phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của các chánh phủ Mekong để làm cho lưu vực sông Mekong mạnh hơn và chịu đựng hơn qua quy hoạch dự phòng và quản lý phối hợp, và như thế bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.”


MRC nói chiến lược 10-năm mới nầy dựa trên các đánh giá gần đây về các ảnh hưởng đáng kể do việc phát triển nước và tài nguyên liên hệ và hạ tầng cơ sở ở thượng lưu, gồm có các đập làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng việc vận chuyển phù sa và gia tăng sạt lở bờ.


Những ảnh hưởng nầy đưa đến sự suy giảm số cá thiên nhiên và suy thoái giá trị môi trường và đồng lụt, với việc sụt giảm chung trong việc bồi lấp chu kỳ của Đồng bằng sông Cửu Long.


“Thay đổi khí hậu cộng thêm vào tính nghiêm trọng của những ảnh hưởng nầy, mang thêm bất định và rủi ro, kể cả hạn hán và lũ lụt thường xuyên,” tuyên bố của MRC nói.


MRC dự trù đầu tư trên 60 triệu trong 5 năm tới, với khoảng 40% ngân khoản sẽ đến từ các quốc gia thành viên MRC. Nó sẽ đươc dùng để đánh giá dự phòng và xác định các chọn lựa trữ nước mới và giới hạn môi trường và dòng chảy mới.


Chiến lược sẽ đề nghị các dự án đầu tư hỗn hợp toàn lưu vực để gia tăng lợi ích trong việc quản lý lũ lụt, cứu trợ hạn hán, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.


Phó Tổng thư ký Kol Vathana của Ủy ban Mekong Quốc gia Cambodia nói hôm 6 tháng 4 rằng chiến lược 10-năm cho thấy nỗ lực và sự chú ý của 4 quốc gia hiện nay rằng yếu điểm của sông Mekong đã được xác định, bảo đảm các giải pháp cấp bách.



“Việc soạn thảo kế hoạch chiến lược nầy cho lưu vực sông dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ qua việc đánh giá các yếu điểm, tình hình thật sự của lưu vực sông và nguồn nước của nó. Kế hoạch nầy là một điều tốt,” ông nói.


Mak Bunthoeun, phối trí viên của Liên minh Sông Cambodia tại Diễn đàn NGO về Cambodia, ủng hộ việc phát động kế hoạch mới. Nhưng ông ghi nhận rằng nó đòi hỏi mỗi quốc gia thực hiện đầy đủ kế hoạch để nó có hiệu quả.


“Cái chúng ta cần để ý là liệu mỗi quốc gia có sẵn lòng tham gia vào việc thực hiện kế hoạch, vì nó có thể [xem như đi ngược với] một số quyền lợi của quốc gia,” ông nói, thêm rằng việc chia sẻ tin tức là cái mà MRC phải làm hiện nay để tránh những hậu quả ngoài ý muốn trong tương lai.


   Mời xem thêm »



© Bình Yên Đông lược dịch
    Mekong - Cửu Long
Nguồn: Lay Samean, MRC unveils plans to balance Mekong basin development. Phnom Penh Post – 6 April 2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages