Big Tech có nên làm ‘trọng tài sự thật’ sau khi Fauci ‘không tin’ COVID-19 có nguồn gốc từ tự nhiên? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Big Tech có nên làm ‘trọng tài sự thật’ sau khi Fauci ‘không tin’ COVID-19 có nguồn gốc từ tự nhiên?


Logo của các gã trùm công nghệ Big Tech: Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft. (Ảnh bởi JUSTIN TALLIS/AFP qua Getty Images)

Nhiều nhà bình luận đặt ra các câu hỏi về đạo đức đối với chính sách kiểm duyệt các gã khổng lồ công nghệ mà trước đây gán cho lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm Vũ Hán là "thông tin sai lệch" sau một báo cáo mới ủng hộ lời giải thích đó và Tiến sĩ Fauci thừa nhận đó là một khả năng, theo Summit News.

Theo báo cáo của Wall Street Journal, một báo cáo tình báo của Mỹ tiết lộ rằng ba nhà nghiên cứu tại Viện virus học Vũ Hán đã bị ốm vào tháng 11/2019 đến mức họ phải điều trị tại bệnh viện. Hai tháng sau và Trung Quốc vẫn nói với WHO rằng không có sự lây truyền virus từ người sang người.

Khi được hỏi bởi Katie Sanders, tổng biên tập của Politifact, rằng liệu COVID-19 có phải là phát triển tự nhiên hay không, Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc CDC Hoa Kỳ đã trả lời bằng cách gợi ý các nguyên nhân khác cũng là một khả năng.



Ông Fauci nói: “Tôi không bị thuyết phục về điều đó, tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục điều tra những gì đã xảy ra ở Trung Quốc cho đến khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu hết khả năng của mình về những gì đã xảy ra”.

Ông nói thêm: “Chắc chắn, những người điều tra virus nói rằng virus có thể xuất hiện từ ổ bệnh động vật sau đó đã lây nhiễm cho các cá nhân, nhưng nó cũng có thể là một cái gì đó khác, và chúng tôi cần tìm ra điều đó. Vì vậy, bạn biết đấy, đó là lý do tại sao tôi nói rằng tôi hoàn toàn ủng hộ bất kỳ cuộc điều tra nào về nguồn gốc của virus”.

Vào tuần trước, cả giám đốc CDC hiện tại và tiền nhiệm cũng vẫn để ngỏ khả năng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, và các nhóm khoa học cũng đã khẳng định rằng vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm là nguồn có khả năng cao nhất.

Tuần trước, Politifact cũng buộc phải rút một bài “kiểm tra tính xác thực” tuyên bố rằng họ đã "hạ bệ" lý thuyết về nguồn gốc rò rỉ trong phòng thí nghiệm của COVID-19.

Tại thời điểm này, bất cứ ai tiếp tục tuyên bố rằng lý thuyết virus rò rỉ phòng thí nghiệm là một lý thuyết âm mưu hoang đường đã trở nên không thể chấp nhận được với vô số bằng chứng xác thực cho thấy nó thực sự có thể là sự thật.

Big Tech có nên là trọng tài sự thật?

Nhiều nhà bình luận hiện đang đưa ra quan điểm rằng trong nhiều tháng sau khi đại dịch bùng phát, thông tin liên quan đến lý thuyết nguồn gốc rò rỉ trong phòng thí nghiệm Trung Quốc đã bị các gã khổng lồ công nghệ kiểm duyệt một cách tàn nhẫn.

Tổng thống Hoa Kỳ thời điểm đó Donald Trump nhiều lần bị cáo buộc tung tin giả khi ông nêu bật giả thuyết virus rò rỉ trong phòng thí nghiệm.

Nhà báo chuyên viết về chính trị, tự do ngôn luận, kiểm duyệt và cuộc chiến văn hóa của Hoa Kỳ, Michael Tracey nhận xét: “Có lẽ là một ý tưởng tồi nếu chỉ định các quan chức công nghệ làm trọng tài cho những gì cấu thành 'thuyết âm mưu' hoặc 'thông tin sai lệch' và yêu cầu họ thực hiện các cuộc thanh trừng trên mạng xã hội".



Nhà bình luận xã hội người Anh, Toby Young nói: “Một năm trước, lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm đã bị những người kiểm tra tính xác thực 'độc lập' của Facebook bác bỏ khi cho đó là ‘thông tin sai lệch’ và các bài đăng đề cập đến nó đã bị xóa. Bây giờ, ngay cả Tiến sĩ Fauci cũng nói rằng nó nên được điều tra. Một ví dụ điển hình về lý do tại sao các công ty Big Tech không nên cố gắng kiểm duyệt ‘thông tin sai lệch’”.

Nhà bình luận chính trị bảo thủ người Mỹ gốc Canada, Steven Crowder đặt ra nghi vấn: “Vì vậy, bây giờ các hãng tin dòng chính đang thừa nhận khả năng Covid bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm (sau khi chế nhạo Trump không thương tiếc về những tuyên bố của ông ấy trong một năm), hãy để tôi hỏi bạn… Nếu thông tin này có thể dùng được, ồ, giả sử, năm ngoái… có thể nó đã ảnh hưởng đến cuộc bầu cử không?".

Có lẽ sẽ không có bất kỳ lời xin lỗi nào từ các mạng xã hội. Đối với họ, việc thừa nhận sai lầm sẽ củng cố khẳng định rằng họ không nên là trọng tài cuối cùng của sự thật, một tiền đề mà họ sẽ không bao giờ chấp nhận.

© Văn Thiện
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages