Trung tuần tháng 5 sẽ là ác mộng của ngành y tế xứ Việt? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

Trung tuần tháng 5 sẽ là ác mộng của ngành y tế xứ Việt?




Trung tuần tháng 5 là ác mộng vì đó là thời gian đủ 2 tuần lễ ‘ủ bệnh’ cho kỳ nghỉ 4 ngày để ‘ăn lễ’.

Có người nhắc lại là vào những ngày cuối nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị rút ra bài học kinh nghiệm từ các vụ dịch ở Đà Nẵng và Hải Dương. Vậy là người ta bèn rút ra 10 điều ca ngợi sự lãnh đạo của đấng bề trên, khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, mà không mảy may nói gì đến các thất bại và nguyên nhân của thất bại. Và chính vì chỉ thấy cái thành công, chủ quan, thiếu thực tế nên đợt thứ 4 hiện tại, virus tiếp tục xì ra từ những điều rất cũ.

Bác sĩ Phan Xuân Trung của Medic Hòa Hảo, thử làm một tóm tắt: Đợt dịch thứ nhất, chưa có kinh nghiệm, không tính.

Đợt dịch thứ hai, xảy ra ở Đà Nẵng, người ta mang bệnh nhân F0 vào bệnh viện Đà Nẵng ở chung với các bệnh nhân nặng. Dịch bùng ra từ đó. Vất vả lắm mới dập được. Tốn khá nhiều tiền cho xét nghiệm tầm soát.


Đợt dịch thứ ba, xảy ra ở Hải Dương, do dồn chung nhiều người vào các phòng cách ly chật chội, tình trạng lây chéo xảy ra trong nội bộ những người bị cách ly. Điều này Bộ Y tế cũng thấy, vội vàng thay đổi điều kiện cách ly. Vất vả hơn đợt 2, tốn kém hơn đợt 2.

Trong cả 3 đợt dịch đó, các ca lây đều xuất phát từ các tụ điểm kín gió, nhiều người.

Nhắc lại chắc không thừa: khoang máy bay, đi chung xe hơi, quán bar Buddha, nhà trọ của nhân viên dịch vụ Bệnh viện Bạch Mai, trại bệnh Bệnh viện Đà Nẵng, trại cách ly công nhân ở Hải Dương… Tất cả đều là không gian kín, chung chạ. Tuy nhiên, điều này – nhấn mạnh của bác sĩ Phan Xuân Trung, “không xuất hiện trong các tài liệu báo cáo rút kinh nghiệm nào của Việt Nam”.

Và rồi cho đến các ngày trước lễ ‘ăn mừng thống nhất’, khi dịch bùng phát ở Ấn Độ, Thái lan, Campuchia, Phillipines… hầu hết hướng về đám đông đi du lịch, lo ngại sự bùng phát dịch từ đám đông đó. Chưa thể nói đám đông đó có gây bùng phát dịch hay không vì còn phải chờ đủ 2 tuần ủ bệnh, tức giữa tháng 5/2021 mới có câu trả lời.

Mồi lửa đã châm vào ít nhất 2 nơi là chùa Tam Chúc và chợ đêm Đà Lạt. Nếu đám đông là điều kiện gây bùng dịch thì ắt là giữa tháng 5 này sẽ có cơn bão dịch rộ lên trên toàn quốc. Tôi đoán là sẽ chẳng có gì xảy ra, theo trực giác. Trong khi đó thì dịch lại lù lù xuất hiện ở cơ quan đầu não chống dịch Covid-19 và nay đã lan ra hai mấy tỉnh phía Bắc. Người ta thấy các tụ điểm lây cũng lại là quán bar, karaoke, cũng lại là buồng bệnh… như các lần dịch trước.

Những tình tiết ghi nhận kể trên dường như khá phù hợp với khuyến cáo mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 7/5, đưa ra rằng nCoV lây truyền qua đường không khí, đặc biệt trong môi trường kín.

Trong hướng dẫn mới nhất về cách thức lây truyền của nCoV, CDC cho rằng chuỗi lây nhiễm diễn ra khi một người hít phải các giọt bắn và hạt aerosol (hạt khí dung) treo lơ lửng trong không khí.

Ngoài ra, một người có thể mắc Covid-19 nếu chạm tay dính virus rồi đưa lên miệng, mũi hoặc mắt. Một người cũng có thể nhiễm virus ngay cả khi đứng cách người bệnh hơn 2 m. Hướng dẫn mới thay thế nhận định ban đầu của CDC rằng “việc lây nhiễm xảy ra do tiếp xúc gần, không phải lây truyền qua không khí”.


Khi đại dịch bùng phát năm 2020, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo cả CDC lẫn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều bỏ qua nghiên cứu cho rằng nCoV di chuyển dưới dạng các hạt nhỏ trong không khí. Một số nhà khoa học hôm 7/5 hoan nghênh việc CDC loại bỏ thuật ngữ mơ hồ “tiếp xúc gần”.

Từ những tin tức khoa học cập nhật của CDC Hoa Kỳ, theo bác sĩ Phan Xuân Trung, lúc này cần, “nói ra chẳng phải để chê trách mà để nhắc lại rằng hãy xóa bỏ ngay và luôn các môi trường gây lây dịch”. Bác sĩ Phan Xuân Trung đưa ra các yêu cầu cụ thể:

– Một, tại bệnh viện, tất cả các phòng khám ngoại trú, buồng bệnh đều phải mở toang cửa sổ, cửa chính, lắp quạt máy xoay… Lắp quạt máy tại các nơi bệnh nhân ngồi chờ, xếp hàng đóng viện phí hay nhận thuốc.

– Hai, các siêu thị, shop bán hàng, quán cafe, lớp học… cũng vậy, mở toang cửa và dùng quạt xoay.

– Ba, đối với bệnh viện, các khu săn sóc đặc biệt, phòng cấp cứu… cần làm thông gió, cho hút không khí lên trên. Hơi thở có virus sẽ bị hút lên cao, làm giảm khả năng lây.

– Bốn, đóng cửa hoàn toàn các dịch vụ trong phòng kín như karaoke, quán bar, rạp chiếu phim… trong thời gian đủ dài.

– Năm, xe taxi, xe bus, xe khách… không được đóng kín cửa và dùng quạt liên tục.

   Mời xem thêm »


© Nguyễn Nam
    vntb

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages