Đương đầu với Trung Quốc trên sông Mekong - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

Đương đầu với Trung Quốc trên sông Mekong


Tái xác nhận các đồng minh cũ không đủ để chống lại ảnh hưởng của Trung Hoa. | Reaffirming old alliances will not be sufficient to counter China’s influence.


Phiên họp trong tháng 3 ở Alaska giữa Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, và lãnh đạo Trung Hoa, gồm có nhà ngoại giao hàng đầu Yang Jiechi (Dương Khiết Trì), đánh dấu khởi đầu lôi thôi của cái có thể là mối liên hệ quốc tế đáng kể nhất mà nội các Biden sẽ phải vượt qua. Sự can thiệp của Tổng thống Trump ở Á Châu được đánh dấu bởi sự vắng mặt rõ ràng của lãnh đạo toàn cầu và tính bất nhất tự thua cuộc và đe dọa đồng minh. Khoảng không của lãnh đạo Hoa Kỳ cho phép Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) của Trung Hoa củng cố tham vọng bành trướng ảnh hưởng toàn cầu của ông.


Nội các Biden cần phải xác định nơi nào mà hợp tác căng thẳng với Trung Hoa là một chọn lựa tốt hơn thù địch công khai, và nơi nào Hoa Kỳ phải từ chối giúp cho Beijing (Bắc Kinh) bành trướng thêm sức mạnh. Với thay đổi khí hậu, Hoa Kỳ và Trung Hoa nên cộng tác để xác định các mục đích chung. Đối với việc tái lập mối liên hệ với Nhật Bản và Nam Triều Tiên và bảo đảm an ninh của Taiwan (Đài Loan), Hoa Kỳ sẽ không nhượng bộ nhiều.



Nhưng tái xác nhận các đồng minh cũ sẽ không đủ để ngăn chận ảnh hưởng của Trung Hoa. Hoa Kỳ cũng phải xây dựng đồng minh với các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA), càng ngày càng tiêu biểu cho an ninh khu vực. Các quốc gia ASEAN rất khác nhau về địa chánh trị, tôn giáo và văn hóa. Nhưng 5 trong số 10 thành viên của ASEAN nằm trong sông Mekong, đoàn kết họ trong viêc chia sẻ nguồn tài nguyên quan trọng và chia sẻ tính dễ tổn thương đối với việc quản lý của Trung Hoa ở thượng lưu.


Việc xây cất đập của Trung Hoa trên thượng lưu Mekong bắt đầu trong thập niên 1990s. Ngày nay, 11 đập khổng lồ của Trung Hoa dọc theo khúc sông ở phía bắc củng cố sức mạnh của Beijing đối với sự ổn định kinh tế và khả chấp môi trường của Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Cambodia và Lào. Năm 2019, hạ lưu vực Mekong trải qua trận hạn hán trừng phạt khi Trung Hoa hạn chế “gần hết lượng mưa và tuyết tan” chảy xuống hạ lưu. Nay, Lào báo cáo mực nước Mekong gia tăng đáng ngại, minh chứng rằng các đập ở thượng lưu đang xả nước trong cái phải là mùa khô. Việc thay đổi dòng chảy theo mùa của Trung Hoa đe dọa cuộc sống của nông dân và ngư dân ở hạ lưu và hủy hoại tính lành mạnh môi trường của một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên thế giới.


Hoa Kỳ đã trễ trong cuộc chơi để ảnh hưởng đến các hoạt động của Trung Hoa. Tại phiên họp trong tháng 9 năm 2020 ở Hà Nội, Hoa Kỳ phát động Hợp tác Hoa Kỳ-Mekong (US-Mekong Partnership (USMP)), phác họa khuôn khổ hợp tác đa phương và hứa ít nhất 153 triệu USD cho các dự án hợp tác với Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Cambodia và Lào. Nhưng cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) của Trung Hoa đã có mặt từ năm 2014 và tính gần gũi khu vực là một lợi thế đáng kể. Hoa Kỳ cần một chiến lược tổng thể đề cập đến cai quản, chủ quyền, và tính khả chấp nếu muốn chống lại ảnh hưởng của Trung Hoa.


Để mở rộng đường lối của Hoa Kỳ, nội các Biden nên cộng tác với các quốc gia Mekong, kể cả Trung Hoa, để phát triển một khuôn khổ dựa trên quyền để quản lý sông. Điều nầy sẽ cho phép Hoa Kỳ dùng cai quản tốt và minh bạch như các điều kiện tiên quyết cho ổn định kinh tế và môi trường. Một khuôn khổ như thế cũng bao gồm các chiến lược để đối phó với thay đổi khí hậu, một vấn đề qua đó Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể xác định các quyền lợi chung và theo đuổi hợp tác chân thành.



Viêc quản lý tài nguyên truyền thống ở Hoa Kỳ và Âu Châu được dựa vào quyền sở hữu tài sản tư nhân. Trong 5 năm qua, luật lệ ở Á Châu đã đi theo một đường lối khác, đường lối nầy đặt tài nguyên là trọng tâm của người thừa hưởng quyền và sự bảo vệ. Quyết định của Tối cao Pháp viện Bangladesh trong năm 2019 đã cho tất cả các sông tình trạng pháp lý tương tự như con người. Năm 2017, một tòa án Ấn Độ chỉ định sông Ganges và Yamuna là những thực thể sống có quyền hạn. Những phán quyết nầy không phải không có trở ngại, gồm có gia tăng tính dễ tổn thương của các cộng đồng đánh cá nghèo bị đuổi đi và thách thức để thi hành. Nhưng Hoa Kỳ có thể được nhiều uy tín cần thiết trong khu vực bằng cách đẩy mạnh khuôn khổ phản ánh tiền lệ pháp lý của khu vực và văn hóa sùng kính sông trong khi cho hạ lưu vực Mekong an ninh kinh tế và môi trường.


Việc kiểm soát đơn phương của các đập trên thượng lưu Mekong của Trung Hoa gây thiệt hại cho mối liên hệ với ĐNA – gồm có các quốc gia hẹp hòi đã có đồng minh yếu kém với Hoa Kỳ. Nội các Biden có thể khai thác mối căng thẳng nầy để làm suy yếu lòng trung thành giữa các quốc gia phi dân chủ, tạo ảnh hưởng mới trong các quốc gia ASEAN, và hạn chế việc bành trướng kinh tế và sức mạnh chánh trị đầy tham vọng của Trung Hoa.


   Mời xem thêm »



© Carolyn Nash
    Bình Yên Đông lược dịch
    Mekong-Cửu Long
Nguồn: Carolyn Nash, Countering China on the Mekong. Diplomatic Courier – April 21, 2021. Reaffirming old alliances will not be sufficient to counter China’s influence.
Carolyn Nash (@caroinash) đã quản lý các chương trình nhân quyền và quản trị quốc tế cho UNESCO, UNODC và Trocaire. Cô đã làm việc ở Myanmar, Indonesia, Đông Timor, Kenya và Uganda.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages