Andrew Bailey, Thống đốc Ngân hàng Anh, đã nói rằng ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục rằng rủi ro từ các dự án tài chính xanh được [cố tình] định giá thấp một cách có hệ thống trong thị trường tài chính (TTTC). Các NHTW, vì tập trung vào biến đổi khí hậu, đang rời xa khỏi mục tiêu cốt lõi của mình. Rất nhiều rủi ro sẽ bị cưỡng chế bổ sung thêm trên TTTC hiện đại, theo kiểu xã hội chủ nghĩa chứ không phải cách mà một thị trường tự do nên có.
Tại ExxonMobil Corporation, một tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ,các nhà đầu tư chủ động của tập đoàn này đã bầu chọn các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) bên ngoài tham gia vào HĐQT hiện tại để đẩy nhanh ứng phó của công ty dầu mỏ với biến đổi khí hậu. Áp lực “chống biến đổi khí hậu” ở những tập đoàn được xem là “tội đồ của biến đổi khí hậu” đã khiến các tập đoàn chủ động một cách bất ngờ.
Các nhà đầu tư tổ chức trên khắp thế giới đã và đang tăng cường nỗ lực quản lý trên các danh mục đầu tư của họ, với trọng tâm ngày càng tăng vào quá trình chuyển đổi sang mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Các kêu gọi tài chính xanh, tín dụng dụng xanh và đi kèm với nó là hàng loạt chính sách nâng đỡ doanh nghiệp xanh của NHTW đã
Chủ nghĩa xã hội tài chính - Một khái niệm mới và không xa lạ
Chúng ta đều đã biết, kinh tế vận hành theo kiểu xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa cao độ bởi nhóm người có quyền quyết định. Để có quyền quyết định, nhóm này sẽ không chỉ thâu tóm quyền lực về chính trị mà còn phải “công hữu hóa tài sản tư nhân” qua hai cách: cưỡng chế công hữu hóa hoặc áp thuế cao.Khi nắm tài sản trong tay, nhóm có quyền lực tin rằng họ phân phối lại tài sản bằng ý chí của mình, một kiểu ban phát, sẽ tạo công bằng cho xã hội và sớm đạt được mục tiêu an sinh, bình đẳng, kinh tế, chính trị theo cách tốt nhất. Một nền kinh tế như vậy không hề xa lạ với thế giới hiện đại ngày nay, thậm chí đang được ủng hộ rộng rãi trên toàn cầu.
Dù vậy, mô hình này được chứng minh thất bại thời Liên Xô, mô hình Triều Tiên, Venezuela, Cuba. Trung Quốc, nơi hiện rất giàu có dù cực kỳ chuyên chế và bất bình đẳng, tự nhận là quốc gia XHCN, nhưng sự giàu có lại đến từ việc buông bỏ (một phần) quản lý kiểu xã hội chủ nghĩa như vậy với khu vực tư nhân và hiện là tài chính, tuân thủ theo nguyên tắc vận hành thị trường của chủ nghĩa tư bản (dù thực chất là chủ nghĩa tư bản thân hữu và hoang dã).
Vậy CNXH tài chính có thực sự tồn tại ở phương Tây và Mỹ ngày nay hay không? Tạp chí Financial Times gọi chính sách tài chính xanh là một kiểu tài chính xã hội chủ nghĩa, một mô hình nơi các NHTW phân phối lại nguồn lực tài chính khan hiếm của xã hội một cách đầy ưu ái, đến mức hết sức rủi ro, cho các doanh nghiệp, dự án dược cho là “xanh”, là giảm thải theo kế hoạch chống biến đổi khí hậu đến 2050.
NHTW thực hành tài chính XHCN như thế nào?
NHTW của hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu đang là người nắm giữ danh mục đầu tư chứng khoán lớn nhất do “cứu trợ” từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 và đặc biệt là khủng hoảng Covid-19 năm 2020 vừa qua. Điều này có nghĩa, tiền của NHTW được rót vào cho các doanh nghiệp, dự án, khu vực kinh tế khác nhau để cứu trợ bằng cách mua trái phiếu, cổ phiếu.Tuy nhiên, NHTW các nước cần phải đảm bảo rằng nguồn tài chính họ phân bổ cho nền kinh tế là công bằng, không vị tư và không phân chia cho các doanh nghiệp “có mối quan hệ thân hữu” với các quan chức ra quyết định. Các NHTW không muốn bị cho là có lợi cho một nhóm những người đi vay hơn một nhóm khác. Vì vậy việc nắm giữ trái phiếu của họ có xu hướng được phân bổ cho các lĩnh vực của nền kinh tế theo số dư nợ của từng lĩnh vực. Điều này giảm thiểu tác động của việc mua trái phiếu lên chi phí đi vay tương đối giữa các lĩnh vực nhằm đạt được sự trung lập của thị trường.
Tuy nhiên, theo Financial Times, chỉ duy nhất Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) là một lực lượng thực sự quan trọng trên thị trường chứng khoán trong nước, sở hữu khoảng 10% chỉ số Topix chuẩn của Nhật Bản. Tại một số công ty hàng đầu của Nhật Bản, BOJ sở hữu tới một phần ba số cổ phiếu tự do lưu hành.
Ông Jesper Koll, một cố vấn cấp cao tại chuyên gia về quỹ giao dịch hối đoái WisdomTree ở Tokyo, chỉ ra rằng những cổ phần này rất lớn nhưng lại thụ động. BoJ, sẽ không bao giờ lên tiếng tại các cuộc họp cổ đông thường niên, ông cho biết. Dù vậy, ông Koll nhận định rằng đây cũng là một kiểu thử nghiệm ‘tài chính xã hội chủ nghĩa’ mà thôi.
Tại các ngân hàng trung ương lớn khác như Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh (BOE), việc nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp lại nhắm vào trọng tâm chính của những lo ngại về biến đổi khí hậu chứ không hề công bằng cho tất cả khu vực và doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Hầu hết các giao dịch mua trái phiếu doanh nghiệp này được thực hiện để giúp giảm lãi suất dài hạn và giảm rủi ro - nhờ việc mua trái phiếu (giấy nhận nợ) có kỳ hạn dài - nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính cho doanh nghiệp nếu lạm phát gia tăng trong dài hạn.
Tuy nhiên, Andrew Bailey, thống đốc BOE, đã chỉ ra trong một bài phát biểu vào tuần trước rằng ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy rủi ro từ các trái phiếu xanh (các dự án, doanh nghiệp được cho là giảm rủi ro khí hậu) đang bị định giá thấp một cách có hệ thống trên thị trường tài chính. Nói cách khác là trái phiếu xanh được xếp hạng quá cao so với rủi ro thực của nó. NHTW rót tiền vào những trái phiếu, dự án này sẽ tạo ra một đống nợ dưới chuẩn cho TTTC trong tương lai, cưỡng chế thêm rủi ro, gánh nặng lên cho các TTTC.
Andrew Bailey, thống đốc BOE, đã chỉ ra trong một bài phát biểu vào tuần trước rằng ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy rủi ro từ các trái phiếu xanh (các dự án, doanh nghiệp được cho là giảm rủi ro khí hậu) đang bị định giá thấp một cách có hệ thống trên thị trường tài chính. (Ảnh: Tổng hợp)
Điều này có nghĩa, khi NHTW mua TPDN với mục tiêu chống biến đổi khí hậu, NHTW không hề can thiệp vào TTTC một cách trung lập như họ thể hiện ra. Rõ ràng, NHTW, nhóm được phép ra quyết định phân bổ tài chính kiểu XHCN cho nền kinh tế, đã lựa chọn phân bổ ưu ái quá mức cho tài chính xanh, khu vực mà hiệu quả kinh tế thấp, rủi ro tài chính không được đánh giá đúng và đủ. .
Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoE được ủy quyền để xem xét làm thế nào, tùy thuộc vào việc đạt được mục tiêu lạm phát, nó có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi nền kinh tế Vương quốc Anh sang Net Zero khí thải vào năm 2050. Thực hiện nhiệm vụ này, BOE đang đề xuất thay đổi thành phần danh mục trái phiếu doanh nghiệp của mình trong khi khuyến khích các công ty hành động để đảm bảo quá trình chuyển đổi có trật tự sang nền kinh tế Net Zero.
Điều này sẽ liên quan đến các mục tiêu danh mục đầu tư về phát thải khí. Ngân hàng cũng sẽ hướng tới việc mua trái phiếu công ty xanh và sẽ xem xét loại trừ các tổ chức phát hành có liên quan đến các hoạt động được đánh giá là không phù hợp với việc chuyển đổi nền kinh tế sang Net Zero. Một chiến lược khác sẽ là nghiêng danh mục đầu tư về phía các tổ chức phát hành có hiệu suất tương đối tốt hơn trong việc theo đuổi mục tiêu Net Zero. Hành động sẽ được tăng cường để kết hợp các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các tổ chức phát hành không đáp ứng các yêu cầu đó.
Hiệu quả của việc này đến đâu thì chưa rõ. Danh mục đầu tư của Ngân hàng Trung ương Anh là 20 tỷ bảng Anh, chỉ tương đương với 6,5% thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành bằng đồng bảng Anh. Nhưng BOE hy vọng rằng chiến lược của BOE sẽ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư lớn hơn khác. Nhưng liệu điều này và các biện pháp khác mà các ngân hàng trung ương thực hiện để “ngăn chặn” biến đổi khí hậu có thể khiến họ mất tập trung khỏi các mục tiêu cốt lõi liên quan đến lạm phát và việc làm hay không.
Sir Paul Tucker, cựu Phó thống đốc Ngân hàng, gần đây đã phát biểu trước ủy ban lựa chọn của Hạ viện: “Một điều được nói về biến đổi khí hậu và ngân hàng trung ương là biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng rất xấu đến sự ổn định tài chính, và tôi đồng ý. Các cuộc chiến tranh cũng rất ảnh hưởng xấu đến sự ổn định tài chính, bao gồm cả các cuộc nội chiến. Các ngân hàng trung ương có nên cấp tín dụng cho các nhà cung cấp của các nhà sản xuất vũ khí không? ”
Đó là một câu hỏi tu từ mạnh mẽ.
Fed tuyên bố mục tiêu chống biến đổi khí hậu không nằm trong chính sách tiền tệ
Chủ tịch Fed Jerome Powell, trong một phát biểu hồi đầu tháng Sáu vừa qua cho biết Cục Dự trữ Liên bang không tìm cách thiết lập chính sách về biến đổi khí hậu cho Hoa Kỳ và vấn đề này, hiện không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ.
"Biến đổi khí hậu không phải là điều mà chúng tôi trực tiếp xem xét khi thiết lập chính sách tiền tệ", Powell nói tại một cuộc thảo luận về cách khu vực tài chính có thể giải quyết rủi ro khí hậu.
"Các ngân hàng trung ương có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một bản phân tích ... để định lượng rủi ro ... Nhưng chúng tôi không làm như vậy và chúng tôi không tìm cách trở thành những nhà hoạch định chính sách về khí hậu", một vai trò nên được giao cho các quan chức được bầu cử, Powell nói (theo Reuters).
Nhận xét của Powell trái ngược với các chủ ngân hàng trung ương từ châu u và Trung Quốc, những người đã cùng ông thảo luận về chống biến đổi khí hậu toàn cầu, ủng hộ các nhà hoạt động rằng NHTW các nước sẽ bổ sung trái phiếu xanh vào danh mục tài sản mà các NHTW nắm giữ.
Fed đã tham gia Mạng lưới Xanh hóa Hệ thống Tài chính, một hội đồng quốc tế đang xây dựng cách thức quản lý rủi ro khí hậu, giám sát quy định của ngân hàng liên quan đến vấn đề này.
Các đảng viên Cộng hòa của Quốc hội chỉ trích Fed và cho rằng các vấn đề liên quan đến khí hậu nằm ngoài nhiệm vụ của Fed trong việc đảm bảo việc làm tối đa và giá cả ổn định, và Powell đã nhấn mạnh các giới hạn của sự tham gia của Fed.
Powell nói với hội đồng rằng “chính sách khí hậu của Mỹ không phải là một câu hỏi đối với Cục Dự trữ Liên bang, chính sách đó cần nhiều thập kỷ nỗ lực và giải pháp ứng phó mạnh mẽ của quốc gia do các quan chức dân cử lãnh đạo, chứ không phải nhiệm vụ của các quan chức được bổ nhiệm của FED” (theo Reuters).
Không cần Fed - ông Biden đã có kế hoạch Ngân hàng xanh
Không cần Fed dính líu vào tài chính xanh, chính quyền Tổng thống Biden đang có kế hoạch dành hơn 1% của gói chi tiêu cơ sở hạ tầng 2,3 nghìn tỷ USD để tạo ra “Máy tăng tốc năng lượng sạch và bền vững”, tương đương 27 tỷ USD, công cụ này sẽ “huy động đầu tư tư nhân” vào “nền kinh tế năng lượng sạch”.Thông qua tiếng nói xanh, ông Biden đang đề xuất thành lập một ngân hàng do Bộ Tài chính Hoa Kỳ vận hành, đóng vai trò như một đường dẫn tài chính, chuyển tiền thuế của người Mỹ để trợ cấp cho các dự án năng lượng sạch được ưa chuộng về mặt chính trị. Nói cách khác, đó là một ngân hàng nhà nước, trực thuộc Chính phủ liên bang, bộ chủ quản là Bộ Tài chính Mỹ, rót tiền theo các dự án được chính phủ, các chính trị gia ưa thích, miễn là dự án đó có khoác danh "dự án xanh, năng lượng xanh.." Sẽ có một hệ thống các ngân hàng con tại các tiểu bang, trực thuộc ngân hàng nhà nước xanh liên bạng này.
Dự luật thành lập “Ngân hàng Xanh Hoa Kỳ” và “Ngân hàng Khí hậu Quốc gia” này đang được vận động hành lang để Quốc hội thông qua. Nhưng con số ước tính cho Ngân hàng xanh hoạt động bằng ngân sách này có thể tiêu tốn gấp 40 lần so với 27 tỷ USD hiện được tô vẽ trong Kế hoạch việc làm Mỹ của ông Biden.
Ngân hàng xanh đề xuất bởi đảng Dân chủ và chính quyền ông Biden hết sức rủi ro. Các ngân hàng là những tổ chức tài chính được quản lý một cách thận trọng, được điều hành một cách chặt chẽ, chủ yếu tham gia vào hoạt động nhận tiền gửi ở bên nợ và cho vay ở bên có của bảng cân đối kế toán — cả hai đều không phải là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh hỗn hợp của một ngân hàng xanh liên bang. Thay vào đó, theo tưởng tượng của Đảng Dân chủ, hoạt động kinh doanh cung cấp vốn cốt lõi của ngân hàng xanh liên bang sẽ bao gồm các hoạt động rủi ro cao như nhận cổ phần tư nhân không cần kiểm soát trong các dự án năng lượng xanh và tài trợ cho nghiên cứu về các công nghệ sạch đột phá mới.
Điều này có nghĩa, chỉ cần một dự án, một doanh nghiệp khoác chiếc áo xanh của môi trường, họ được nhận tiền mà không cần phải thẩm định hiệu quả cho hoạt động kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh của họ. Điều gì xảy ra với các khoản "tài chính xanh" như vậy trong tương lai? Điều gì xảy ra nếu dòng tiền từ khoản nợ công, từ thuế của người Mỹ đổ vào các doanh nghiệp cánh hẩu của các đảng phái quyền lực và chính quyền, doanh nghiệp sân sau của các chính trị gia? Một thể chế xin - cho hệt như các nước XHCN đang được cổ vũ hình thành trên đất Mỹ.
Hiển nhiên, việc ra quyết định đầu tư của ngân hàng xanh sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị, phi thương mại, bao gồm yêu cầu 40% dòng vốn phải hướng đến “các cộng đồng thiệt thòi đang đối mặt với tác động khí hậu” và nhu cầu về các dự án do ngân hàng tài trợ để trả mức lương công đoàn hiện hành.
Việc cung cấp các khoản tài trợ để xây dựng quá trình phong hóa và lắp đặt bảng điều khiển năng lượng mặt trời, mua thiết bị giảm khí thải, trả tiền điện theo quy định để đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than ngay lập tức và chấp nhận quyên góp từ thiện từ các tỷ phú có ý tưởng xanh cũng sẽ là một phần của nhiệm vụ này.
Chính trị hóa tài chính sẽ tạo ra rủi ro đạo đức tồi tệ Một ngân hàng khí hậu quốc gia như vậy không thể cung cấp bất kỳ động lực có ý nghĩa nào cho vốn đối ứng của khu vực tư nhân đối với các khoản đầu tư xanh do loại ngân hàng này thiếu chuyên môn thẩm định; nó đã chính trị hóa tài chính, kết quả sẽ hết sức tồi tệ.
Hầu hết các nhà quản lý cấp cao, giám đốc và cố vấn của ngân hàng này sẽ không bắt buộc phải có bất kỳ kinh nghiệm nào về ngân hàng, cho vay hoặc đầu tư; chứng chỉ lao động, nhiệt huyết trong hoạt động môi trường và phi lợi nhuận sẽ được đánh giá cao hơn trong hồ sơ xin việc. Nôm na là những người ra quyết định rót tiền thuế của người Mỹ sẽ là những kẻ chả có kiến thức gì về tài chính, hiệu quả dự án, hiệu quả vốn; nó không khác gì giao việc này cho những kẻ ngu dốt nhưng nhiệt tình. Kết quả sẽ là sự phá hoại khó tưởng tượng.
Và trong khi một ngân hàng xanh liên bang sẽ không được hưởng sự hậu thuẫn hoàn toàn bằng lòng tin và tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ, thì việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp vốn cổ phần hóa và có thư ký làm chủ tịch sẽ tạo ra một rủi ro đạo đức cho cơ quan bán liên bang không có bảo đảm này — đặc biệt nếu ngân hàng phát hành nợ dưới danh nghĩa của chính mình. Trên thực tế, hầu hết “vốn tư nhân” được một ngân hàng xanh liên bang tạo chất xúc tác thực tế sẽ được gia tăng bởi công cụ đòn bẩy nợ. Ngân hàng xanh như vậy có thể cho vay dựa trên đòn bẩy gấp 7 - 8 lần vốn tự có. Có nghĩa là bảng cân đối tài sản của nó sẽ nhanh chóng đạt 1 nghìn tỷ USD trong vòng 5 đến 10 năm năm.
Sự kết hợp giữa các tiêu chuẩn tín dụng dưới chuẩn và sự đảm bảo ngầm của chính phủ Hoa Kỳ gợi nhớ đến các gói cứu trợ thế chấp của Hiệp hội Thế chấp Quốc gia Liên bang (Fannie Mae) và Công ty Thế chấp Nhà Liên bang (Freddie Mac) trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Bên nợ của ngân hàng xanh tiềm ẩn cũng sẽ trở thành một vấn đề ngày càng tăng đối với các chính quyền tiểu bang và địa phương do đảng Dân chủ muốn phát triển hệ thống ngân hàng xanh như vậy trên toàn nước Mỹ, khoảng 21 ngân hàng như vậy đã hoạt động ở 15 tiểu bang và đặc khu Columbia.
Phong trào đầu tư bền vững hoặc ESG (môi trường-xã hội-quản trị) đang quét qua Phố Wall — được thúc đẩy bởi các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu — đã thúc đẩy một lượng vốn đáng kể vào các dự án xanh và tái tạo ở mọi quy mô và mức độ phát triển thương mại và công nghệ.
Tài chính và các công cụ nợ của nó luôn là con dao hai lưỡi. Các chuẩn mực an toàn của tài chính chỉ đủ để giảm thiểu tính sát thương. Nhưng với tài chính xanh, vì có chữ xanh hợp thời, các chuẩn mực an toàn tài chính thông thường đều bị gạt bỏ đi, điều này sẽ khiến mũi dao tài chính sắc ngọt hơn bao giờ hết. Sẽ rất sớm 'mũi dao' tài chính xanh đang hướng vào bong bóng tài sản tài chính toàn cầu sẽ sát thương hệ thống có vẻ bề ngoài hào nhoáng nhưng đã hết sức ốm yếu này.
© Lê Minh - Thanh Đoàn
NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét