Mỹ và đồng minh đang cân nhắc tăng cường trừng phạt Nga bằng cách cấm nhập khẩu dầu từ quốc gia này. Dù chưa ra quyết định chính thức, giá dầu đã tăng bằng với mức của năm 2008, giá vàng lập tức thiết lập kỷ lục mới. Trong khi chính quyền ông Biden bị chỉ trích rằng chương trình nghị sự của ông là nguyên nhân gây ra giá dầu tăng (dù chưa có chiến tranh), lạm phát tồi tệ ở Mỹ. Giá dầu tiếp tục tăng cao khiến chính quyền ông Biden phải cân nhắc giữa trừng phạt Nga và vấn đề lạm phát.
Các nhà lập pháp yêu cầu một lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga để trừng phạt nước này về cuộc xâm lược Ukraine, nhưng động thái này có nguy cơ khiến giá sản xuất và tiêu dùng bị đẩy lên cao hơn ở Mỹ.
Lạm phát ở Mỹ (so cùng kỳ hàng năm) đã tăng tốc lên 7,5% vào tháng 1/2022, cao nhất kể từ tháng 2/1982 và cao hơn nhiều so với dự báo của thị trường là 7,3%, do chi phí năng lượng tăng cao, thiếu lao động và gián đoạn nguồn cung cùng với sức cầu mạnh mẽ.
Năng lượng vẫn là yếu tố đóng góp lớn nhất vào lạm phát Mỹ, hiện đóng góp tới 27% vào lạm phát tháng 1/2022 (so với 29,3% trong tháng 12). Giá xăng tăng 40% (tháng 12 mức tăng là 49,6%). Lạm phát tăng nhanh đối với chi phí nhà ở (4,4% so với 4,1%); thực phẩm (7% so với 6,3%). Ngay cả khi loại trừ nhóm thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI trong tháng 1/2022 của Mỹ vẫn tăng 6%, cao nhất kể từ tháng 8 năm 1982.
Chủ tịch của Cục dự trữ liên bang Mỹ, ông Jerome Powell hiện đã phải cân nhắc tới việc tăng lãi suất cơ bản trong tuần tới (theo tin từ Wall Street Journal).
Lạm phát tăng cao ở Mỹ là thực trạng diễn ra trong cả một năm qua, leo thang kể từ tháng 2/2021, vấp phải chỉ trích dữ dội của người dân và các đảng viên đảng Cộng hoà Mỹ. Giá dầu, khí đốt leo cao ở Mỹ đượ cho là do chính quyền ông Biden đã 'trừng phạt' ngành sản xuất, khai thác dầu khí trong nước để chạy theo chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu. Ở nước ngoài, sự yếu nhược của Mỹ đã không tác động đáng kể tới các quyết định sản lượng dầu từ OPEC+ (trong đó có Nga). Giá dầu thô thế giới tăng lên gần 90 USD/thùng trước khi chiến tranh Nga - Ukraine xảy ra. Hiện ở mức 126 USD/thùng vào ngày 7/3/2022.
Hôm qua (6/3/2022), Mỹ cho biết họ đang thảo luận tích cực với các đồng minh về lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Các cuộc đàm phán đó diễn ra khi chính quyền Biden đã phải đối mặt với những lời chỉ trích trong nhiều tháng qua về mức lạm phát đã đạt mức cao nhất trong 40 năm; tác động chủ yếu bởi chi phí năng lượng như phân tích ở trên.
Giờ đây, sự phẫn nộ trước việc Nga ném bom vào các cơ sở dân sự ở Ukraine đã khiến các nhà lập pháp từ khắp các quốc gia chính trị yêu cầu Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga. Vào thứ Bảy, một dự luật lưỡng đảng cấm nhập khẩu như vậy đã thu hút động lực tại Thượng viện Hoa Kỳ, với 22 nhà đồng tài trợ. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng bà ủng hộ dự luật.
Trong nhiều ngày, các quan chức cấp cao đã ủng hộ lời kêu gọi cấm nhập khẩu dầu của Nga, nhưng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với thị trường giá cả toàn cầu.
Ngoại trưởng Mỹ, ông Blinken nói trên CNN: “Hiện chúng tôi đang trao đổi với các đối tác và đồng minh châu Âu của mình để xem xét một cách phối hợp triển vọng cấm nhập khẩu dầu của Nga trong khi đảm bảo rằng vẫn có nguồn cung dầu thích hợp trên các thị trường thế giới”.
Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, cung cấp 10% nguồn cung toàn cầu vào năm ngoái, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ. Các nhà giao dịch dầu nói rằng lo ngại về những hạn chế đối với dòng chảy năng lượng của Nga đã gây ra tranh giành giá dầu thô đã khiến giá dầu tăng 25% trong tuần trước. Hiện tại, giá dầu đạt mức 126 USD/thùng; mức cao nhất kể từ năm 2008.
Vòng xoáy đi lên của giá dầu khiến ông Biden cảm thấy lo lắng: Ông sẽ không thể đáp lại lời kêu gọi cấm nhập khẩu của Nga mà không phải chịu rủi ro về lạm phát gia tăng trong nền kinh tế Mỹ. Giá năng lượng cao tạo ra nguy cơ bị thất bại đối với đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2022 tới đây. Bản thân các nhà lãnh đạo của các nước đồng minh cũng phải đối mặt với những rủi ro chính trị tương tự về năng lượng.
"Chương trình nghị sự thất bại của Joe Biden là nguyên nhân cho tình trạng lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ", Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa đã tweet vào sáng thứ Sáu, chỉ vài giờ sau khi lực lượng Nga bắn phá nhà máy điện hạt nhân lớn nhất của Ukraine và gây ra một đợt tăng giá khác trên thị trường hàng hóa.
Khi Mỹ và các đồng minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt trong lịch sử đối với Nga sau khi xe tăng của nước này lăn bánh qua biên giới Ukraine vào cuối tháng 2, họ đã tìm cách áp đặt các lệnh trừng phạt đó theo những cách có thể tránh được tình trạng thiếu năng lượng và giá dầu cao hơn.
Vàng đã mở rộng đà tăng lên mức cao nhất, lập kỷ lục mới về giá, đạt mức 2.000 USD/ounce vào hôm nay (7/3/2022), do những bất ổn về địa chính trị và kinh tế đã làm gia tăng nhu cầu đối với kim loại trú ẩn an toàn.
© Trà Nguyễn
NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét