CEO của Tesla vừa tuyên bố mua lại Twitter để gỡ bỏ mọi kiểm duyệt của hãng này, đảm bảo tự do ngôn luận thực sự cho người Mỹ. Đáng lẽ ra, một tư tưởng như thế hẳn phải được sự ủng hộ nồng nhiệt từ những người theo chủ nghĩa tự do, cấp tiến ở Mỹ nhưng bất ngờ là phe này hết sức bài xích ý tưởng này của Elon Musk. Tại sao?
Trong tuần vừa qua, tin tức Elon Musk muốn bỏ ra 43 tỷ USD mua lại Twitter đã trở thành tin tức chấn động nhất trên truyền thông, nóng bỏng không kém gì tin tức về cuộc chiến Nga - Ukraine hiện nay.
Mục tiêu của Musk: 43 tỷ USD để thay đổi Twitter
Elon Musk đã đề nghị mua lại Twitter với giá 54,20 USD/cổ phiếu trong một hồ sơ được công bố hôm thứ Năm. Trong đó, Musk tuyên bố rằng công ty truyền thông xã hội này cần được chuyển đổi sang tư nhân. Động thái này diễn ra sau hơn một tuần kể từ khi tỷ phú xe điện tiết lộ đang sở hữu 9,1% cổ phần trong Twitter. Lời đề nghị của Musk đã định giá Twitter khoảng 43 tỷ USD.Cổ phiếu Twitter đóng cửa giảm 1,68% vào thứ Năm (14/4/2022). Cổ phiếu của Tesla giảm hơn 3,6% cùng ngày, ngay khi tin tức Musk muốn thâu tóm Twitter được tiết lộ.
“Tôi đã đầu tư vào Twitter vì tôi tin vào tiềm năng của nó để trở thành nền tảng cho tự do ngôn luận trên toàn cầu và tôi tin rằng tự do ngôn luận là mệnh lệnh xã hội đối với một nền dân chủ đang hoạt động", Musk viết trong một bức thư gửi đến Chủ tịch Twitter Bret Taylor (theo CNBC).
Twitter và chủ nghĩa tự do
Mọi việc không chỉ đơn giản là một vụ thâu tóm trên chiến trường kinh tế. Với tuyên bố thâu tóm Twitter để gỡ bỏ mọi kiểm duyệt ngôn luận của nền tảng công nghệ nhiều tai tiếng này, Musk đã đối đầu với toàn bộ phe theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cấp tiến của Mỹ.Bởi vì đơn giản là: Twitter có mối quan hệ mật thiết với chủ nghĩa tự do ở Mỹ. Thực ra, Twitter đã và luôn là công cụ của phe cấp tiến, dân chủ, những người hết lòng cổ suý cho chủ nghĩa tự do, vốn luôn có 'phát ngôn' dường như rất tươi đẹp như: tự do cá nhân, tự do tư tưởng, huỷ bỏ truyền thống, bình đẳng giới, chống biến đổi khí hậu, thù ghét người giàu, ủng hộ chính sách phúc lợi cao, thuế cao...
Phe theo chủ nghĩa tự do của Mỹ đại diện là đảng Dân chủ, các tổ chức ủng hộ phong trào Vì cuộc sống của người da đen (BLM), ủng hộ Thuyết chủng tộc quan trọng (CRT)..
Nhóm này thù ghét cựu tổng thống Donald J. Trump. Tất cả các nền tảng công nghệ Mỹ giai đoạn bầu cử tổng thống 2020, bao gồm cả Twitter, Facebook, .. đều công khai tăng cường kiểm duyệt để đảm bảo mọi tin tức về Trump và chiến dịch của ông phải bị loại khỏi truyền thông. Một thống kê vào ngày 11/11/2020 cho thấy, đến thời điểm đó, Twitter đã kiểm duyệt Trump và chiến dịch của ông tới 111 lần. Đỉnh điểm là sau cuộc bầu cử, Twitter khoá vĩnh viễn tài khoản của đương kim tổng thống Mỹ khi đó, chỉ vì ông là Donald Trump.
Phe chủ nghĩa tự do choáng váng trước mục tiêu của Musk
Cuộc hỗn chiến bắt đầu với việc các nhân viên Twitter nổi cơn tam bành như những đứa trẻ tiểu học trước tin Musk đang thâu tóm Twitter. Làn sóng phản ứng Musk vì muốn thay đổi Twitter tiếp tục diễn ra trên truyền thông. MSNBC cảnh báo người xem rằng việc tiếp quản Twitter của Musk sẽ gây ra "hậu quả lớn, làm thay đổi cuộc sống và [trật tự] toàn cầu".Không chỉ MSNBC, toàn bộ cánh tả của Mỹ đang tin rằng việc Twitter tự do ngôn luận là đòn đánh vào nền dân chủ nước Mỹ!
Nhưng chỉ là bình luận hay chỉ trích như vậy thì không hiệu quả, phải có một lý do gì ở mức 'tội ác' - như cách họ đã làm với Donald Trump về tội thông đồng với Nga đánh cắp cuộc bầu cử của Hilary chẳng hạn. Đến cuối tuần vừa qua, Saturday Night Live viện đến phân biệt chủng tộc, tuyên bố rằng Musk đang đưa ra lời đề nghị để ông có thể nới lỏng các quy tắc kiểm duyệt của Twitter vì "Đó là cách tồi tệ mà những người da trắng muốn sử dụng từ N". N là viết tắt của cụm từ Nigger còn có nghĩa là 'mọi đen'; một cách gọi miệt thị người da đen có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 18.
Tại sao cho phép tự do ngôn luận lại là nguồn gốc nay có mục tiêu của phân biệt chủng tộc? Có lẽ, lý do duy nhất là phân biệt chủng tộc đang là cái cớ lớn nhất của chủ nghĩa tự do (phe cánh tả) ở Mỹ để thúc đẩy người phải đấu tranh với người. Một cách thức tạo hỗn loạn để tăng cường quyền lực và kiểm soát xã hội dựa trên sợ hãi; cách thức này đã được phe chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, Trung Quốc vận dụng hết sức thành công qua thúc đẩy đấu tranh giai cấp trong xã hội.
Vì sao những kẻ giương cờ tự do lại sợ hãi tự do ngôn luận thực sự?
Chúng ta nên đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao những người theo chủ nghĩa tự do cánh tả lại gần như sợ hãi một cách thái quá tự do ngôn luận? Đó chẳng phải là nguồn gốc cơ bản nhất của tự do, giá trị mà họ tuyên bố theo đuổi hay sao?Vì sao viễn cảnh cựu tổng thống Mỹ Donald J. Trump quay trở lại Twitter lại có thể khiến những người theo chủ nghĩa tự do hoảng sợ đến vậy?
Hơn ai hết, những người theo chủ nghĩa tự do phải biết rằng: nhờ có tự do mới có ý kiến đối lập, nhờ có ý kiến đối lập thì xã hội, khoa học, công nghệ mới phát triển và thăng hoa, hoạt động sáng tạo mới nảy nở...
Trong khoa học, việc mời các nhà phê bình đánh giá các nghiên cứu và bài báo là một bước thiết yếu để xác minh tính hiệu quả của nghiên cứu và giá trị của các lý thuyết.
Các tác giả viết một bài báo, một cuốn sách, làm một bộ phim, họ luôn cần người khác đánh giá, phê bình khách quan, độc lập để đảm bảo rằng tác phẩm của họ không rời xa xã hội, không rời xa đọc giả, không thiên kiến... Chính nhờ tự do ngôn luận như vậy, các tác phẩm trở nên 'vị nhân sinh' hơn, 'nghệ thuật' hơn và ý nghĩa hơn, các tác giả ngày một sắc sảo hơn, trưởng thành hơn.
Khá thường xuyên, chúng ta đều để cho phần xấu trong tâm tính, trong hành xử của chúng ta nẩy mầm. Và nếu thế giới không có chỉ trích thì làm sao chúng ta có thể nhìn lại, hoàn thiện bản thân mình?
Có một câu tục ngữ cổ ở Ấn Độ rằng: "Bạn hãy mong người chỉ trích khó chịu nhất của bạn là hàng xóm của bạn" bởi vì người hàng xóm sẽ luôn khiến bạn cải thiện và cảnh báo bạn trước nguy cơ với những ý kiến trái ngược nhau.
Tại sao những người theo chủ nghĩa tự do lại sợ những quan điểm đối lập đến thế? Tại sao họ thà tin vào sự lừa dối còn hơn gắng tìm hiểu sự thật? Ví dụ như trường hợp của vụ án thông đồng Nga - Trump hay vụ máy tính xách tay của Hunter Biden. Toàn bộ ông lớn công nghệ như Twitter, Facebook, Youtube đã thổi phồng thuyết âm mưu thông đồng Nga - Trump của chiến lược Hilary Cliton, tận lực giấu đi sự thật về máy tính xách tay của Hunter Biden. Đây chỉ là hai ví dụ trong hàng ngàn sự dối trá và nỗi sợ hãi của họ.
Họ thường mô tả những người chưa tin họ, những người có tư tưởng khác họ là những kẻ chết não, cố chấp, lạc hậu và MAGA [Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, phong trào của những người ủng hộ ông Trump] là những kẻ nhà quê. Những người theo chủ nghĩa cấp tiến, cánh tả ở Mỹ cũng cho rằng đạo đức tồn tại ở những người tin vào họ, theo họ hoặc đa số đồng ý với họ. Trái với tư tưởng của họ, con đường mà họ đi, bất chấp bằng chứng, lý lẽ, đều là những kẻ thất đức, đánh đổ nền dân chủ.
Điều ngạc nhiên là nền tảng của bất kỳ nền dân chủ thực sự nào mà không đến từ tự do ngôn luận? Thiếu tự do ngôn luận không thể có dân chủ. Chúng ta đã chứng kiến điều đó ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba và vô số thể chế chuyên chế độc tài khác trên khắp hành tinh và trong suốt chiều dài 5.000 lịch sử của loài người.
Câu trả lời hợp lý nhất cho nỗi sợ hãi phi lý này của chủ nghĩa tự do, cấp tiến trước tự do ngôn luận đó là: nền dân chủ mà họ theo đuổi là dân chủ giả mạo; giả mạo để phát triển một nền chính trị chuyên chế, nơi quyền lực của họ lớn hơn, nơi lợi ích của họ được đảm bảo hơn. Rõ ràng, khác với những gì đã công bố, phe cấp tiến, chủ nghĩa tự do của Mỹ và EU hiện nay không phải là cải thiện cuộc sống mà là đảm bảo sự thống trị và độc quyền, dẫn đến quyền lực và làm giàu cá nhân.
Từ BLM đến biến đổi khí hậu, từ thúc đẩy thuyết chủng tộc quan trọng tới phong toả vì COVID-19, từ đàn áp ngôn luận trái chiều cho tới khuyến khích trẻ con tự quyết định chuyển giới mà không cho bố mẹ chúng can thiệp... tất cả những gì họ đã và đang làm chính là để tạo nên sự sa đoạ, nỗi sợ hãi, sự phụ thuộc và cuối cùng là phát triển sự thống trị độc tài, mở rộng quyền lực phe phái, làm giàu cho cá nhân, gia tộc.
Phương châm của họ là "hỗ trợ chúng tôi, hoặc làm theo cách của chúng tôi. Nếu không làm như tôi muốn, bạn là kẻ xấu, là kẻ phân biệt chủng tộc, là kẻ huỷ hoại nền dân chủ, là tội đồ của văn minh nhân loại..."
Không thể tẩy não, sự thật sẽ phơi bày, đế chế chủ nghĩa cấp tiến & tự do sụp đổ
Một khi đã có quá nhiều mục tiêu hủ bại đằng sau khẩu hiệu dân chủ, những người theo chủ nghĩa cấp tiến, chủ nghĩa tự do có lý do để lo sợ tự do ngôn luận.Hãy nghĩ xem, những người Mỹ chỉ đọc những gì Twitter đã kiểm duyệt, chỉ chấp nhận tin tức từ các trang tin tức lớn ở Mỹ (vốn phần đa là công cụ của phe cánh tả), những người đó đột nhiên tiếp nhận các thông tin trái chiều. Họ đột nhiên nhiệt tình tìm hiểu cách thức mà truyền thông, bắt tay với CIA, FBI, lừa dối họ về vụ án như Thông đồng Nga - Trump, câu chuyện 'máy tính đến từ địa ngục' của Hunter Biden, các thông tin bị che giấu về phản ứng phụ của vaccine Covid-19, ... và vô số sự thật khác. Chẳng phải một cộng đồng lớn người bỏ phiếu sẽ bỏ rơi các chính trị gia theo chủ nghĩa tự do, cấp tiến hay sao? Một sự tổn thất quá lớn về quyền lực nếu viễn cảnh này diễn ra. Mà quyền lực đi đôi với tiền bạc.
Trong ma trận chặt chẽ về truyền thông ấy, trong lâu đài thuỷ tinh truyền thông mà họ đã dày công xây dựng cho các cử tri của mình hàng chục năm qua, nếu một mắt xích bị phá bỏ, nếu một lỗ thủng là Twitter đột ngột mở ra, thì hậu quả với chủ nghĩa cấp tiến sẽ là khôn lường.
Do đó, các công cụ truyền thông của chủ nghĩa tự do, của cánh tả sẽ cố gắng hết sức trong việc ngăn chặn sự tiếp quản của Musk. Musk thậm chí có thể không phải là một tác nhân thay đổi, nhưng biểu tượng về việc ông tiếp quản đơn giản là không thể được phép bởi vì ông thách thức sự độc quyền.
© Thanh Đoàn
NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét