Do các đợt bùng phát COVID-19 mới, trung tâm bán buôn lớn nhất thế giới, thành phố Nghĩa Ô, và Hawaii của Trung Quốc, thành phố Tam Á, đã bị chính quyền Trung Quốc tiến hành phong tỏa. Điều này có nguy cơ làm trầm trọng hóa suy giảm kinh tế của Trung Quốc và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc phong tỏa Nghĩa Ô và Tam Á
Chính quyền Trung Quốc đã đặt trung tâm bán buôn lớn nhất thế giới, thành phố Nghĩa Ô ở phía đông Trung Quốc, vào tình trạng bán phong tỏa do một đợt bùng phát COVID-19 mới. Trong khi đó, thành phố Tam Á, “Hawaii của Trung Quốc” ở Biển Đông cũng đã bị phong tỏa do một đợt bùng phát COVID-19 đột ngột. Các đợt phong tỏa mới đã làm dấy lên những lo ngại về sự gián đoạn đối với hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.Theo dữ liệu chính thức, kể từ khi các ca nhiễm mới được báo cáo vào ngày 02/08, COVID-19 đã nhanh chóng lây lan ở Nghĩa Ô, thành phố có 1,85 triệu người, và lây sang nhiều quận huyện và thành phố lân cận. Tổng cộng 135 trường hợp đã được báo cáo chính thức vài ngày sau đó vào ngày 04/08.
Kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, chính quyền Trung Quốc đã che giấu quy mô thực sự của các đợt bùng phát tại địa phương. Trung Quốc bị thế giới bên ngoài nghi ngờ đã báo cáo thấp số lượng các trường hợp mắc bệnh trong nước.
Sự lây lan nhanh chóng của làn sóng nhiễm COVID-19 trong thành phố là do biến thể Omicron dễ lây nhiễm hơn BA.5.2.
Chính quyền Nghĩa Ô đã ra lệnh thực hiện một loạt các biện pháp kiểm soát dịch vào ngày 04/08, khiến thành phố rơi vào tình trạng bán phong tỏa vô thời hạn. Tất cả cư dân đều được yêu cầu làm xét nghiệm PCR COVID-19, bị cấm ra vào cộng đồng dân cư của họ trừ khi chính quyền cho điều đó là cần thiết; và phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 24 giờ để vào nơi công cộng. Trong khi đó, các phương tiện giao thông công cộng và các dịch vụ không thiết yếu đã bị dừng hoạt động, và hầu hết các khu du lịch đều đóng cửa.
Thành phố Nghĩa Ô là một cảng quan trọng và trung tâm xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nhỏ khác nhau đối với thế giới trong nhiều năm. Đây là trung tâm bán buôn lớn nhất thế giới. Có hơn 2 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc đại lục có kết nối kinh doanh với thành phố Nghĩa Ô.
Gia tăng thiệt hại kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng
Việc thành phố bị phong tỏa vô thời hạn đã làm dấy lên lo ngại rằng các hạn chế COVID-19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ làm trầm trọng thêm việc suy giảm kinh tế của Trung Quốc và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là đối với các mặt hàng nhỏ.Xie Zhanwen (tên giả), chủ sở hữu của Qingkou Baolong Plaza ở Nghĩa Ô, nói với The Epoch Times rằng các trường hợp nhiễm bệnh đã được tìm thấy ở Chợ đêm Qingkou và toàn bộ khu vực đã bị phong tỏa. Các nhà chức trách chưa thông báo cho các doanh nghiệp địa phương bất cứ điều gì về thời gian diễn ra việc phong tỏa.
Zhang Xiaofeng (tên giả), một người bán hàng tại Small Commodity City ở Nghĩa Ô, cho biết, “đợt bùng phát lần này rất nghiêm trọng, và đã có nhiều trường hợp mắc bệnh được xác nhận ở quận Jiangdong. Hầu hết các doanh nghiệp ở Small Commodity City Nghĩa Ô đều tạm thời đóng cửa, và thiệt hại kinh tế là rất lớn. Ăn tại chỗ bị cấm, nhưng đồ ăn mang đi vẫn được cho phép, trong hiện tại".
Trong khi đó, biến thể Omicron BA.5.1.3 đã gây ra sự bùng phát nhanh chóng của COVID-19 ở Tam Á, một thị trấn nghỉ mát nổi tiếng ở Trung Quốc được gọi là “Hawaii của Trung Quốc” và một cảng quan trọng tại Biển Đông. Tính đến ngày 06/08, các nhà chức trách đã phong tỏa thành phố và dừng tất cả các chuyến bay đến và đi, khiến 80.000 khách du lịch bị mắc kẹt trong thành phố. Các biện pháp "zero-COVID" được cho là sẽ gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế đang suy giảm của Trung Quốc cũng như thương mại quốc tế.
Thêm vào đó, căng thẳng trên eo biển Đài Loan ngày càng leo thang khi ĐCSTQ thúc đẩy nguyên tắc “Một Trung Quốc” để loại trừ Đài Loan dân chủ tự do. Điều này có thể gây tổn hại thêm cho thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. Sau chuyến thăm lịch sử của bà Nancy Pelosi, người phát ngôn của Hạ viện Mỹ, đến Đài Loan, ĐCSTQ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự, gửi tàu chiến đến eo biển Đài Loan, và phóng tên lửa ở Biển Đông và trong các vùng biển quốc tế, bao gồm cả bên trong EEZ của Nhật Bản (vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản).
Các cuộc tập trận quân sự đã làm gián đoạn các tuyến đường vận chuyển hàng hải quan trọng đối với hàng hóa trong khu vực, do các tàu phải di chuyển vòng qua eo biển Đài Loan thông qua các vùng biển xung quanh.
© Bảo Nguyên
NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét